fbpx
Home Bộ đề luyện thi THPT Quốc gia Môn Sử Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2016 – Đề số 6

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2016 – Đề số 6

0

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử năm 2016 – Đề số 6, có đáp án và lời giải chi tiết, các em tham khảo dưới đây:

Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sử

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN SỬ NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 6

Câu I (3,0 điểm) 

Tại sao có Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930 ?  Vai trò của Nguyễn Aí Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng như thế nào?

Câu II (2,0 điểm) 

Tại sao Đảng ta lại phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945? Vì sao nói thời cơ trong cách mạng tháng Tám là thời cơ “ngàn năm có một”?

Câu III. ( 2,0 điểm)

Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

Câu IV.(3,0 điểm)

Tại sao gọi khu vực Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là“Lục địa bùng cháy”?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN SỬ NĂM 2016 – ĐỀ SỐ 6

Câu I (3,0 điểm) 

a. Tại sao…?

– Năm 1929, do tác động của chủ nghĩa mác Lênin, phong trào công nhân đã phát triển mạnh mẽ, ý thức giai cấp, ý thức chính trị ngày càng rõ rệt, kết thành làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ mạnh mẽ, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng tiên phong, nhưng còn rời rạc, thiếu phương hướng chung, thống nhất.

– Ỏ Việt Nam có đến 3 tổ chức Cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, gây trở ngại cho phong trào cách mạng. Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân để lãnh đạo phong trào cách mạng. 

– Quốc tế cộng sản đã chỉ đạo cho những người Cộng sản Việt Nam thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Cửu long – Hương cảng (Trung Quốc) từ ngày 3-7/2/1930.

– Trong Hội nghị các đại biểu đã nhất trí thống nhất 3 tổ chức cộng sản Đảng thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản việt nam.

b. Vai trò của Nguyễn Aí Quốc :

– Nguyễn Aí Quốc đã trực tiếp triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng -Trung Quốc).

– Tại Hội nghị hợp nhất, Người đã phân tích tình hình, phê phán những quan điểm sai lầm của mỗi tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình hội nghị.

      – Với uy tín và tài năng của lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc, Hội nghị đã nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam – nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

      – Người soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. Đó là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, là ngọn cờ cách mạng chói lọi, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta tiến lên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

      – Người vạch kế hoạch về nước hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu II (2,0 điểm) 

– Đảng ta phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945 vì thời cơ đã chín muồi :

      – Từ tháng 8/1945, quân Đồng Minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của phát xít Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, ngày 9/8/1945, Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, mở đầu cho quá trình đầu hàng của Nhật.

      – Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, bọn tay sai của chúng hoang mang lo sợ. Thời cơ thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.

      – Trong khi đó, qua 15 năm chuẩn bị, lực lượng cách mạng Việt Nam đã được chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho cuộc tổng khởi nghĩa.

      – Ngày 13/8/1945, TW Đảng và tổng bộ Việt Minh đã thành lập Uûy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1 chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa.

      – Ngày 14, 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.

      – Ngày 16,17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Thời cơ Cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một :

     – Giữa lúc phát xít Nhật đầu hàng, quân Nhật ở Đông Dương hoàn toàn tê liệt, bọn tay sai hoang mang, rệu rã thì cả một tập đoàn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp, Tưởng Giới Thạch đang ráo riết tiến vào Đông Dương. Cùng với bọn đế quốc đủ mọi sắc cờ, bọn phản cách mạng cũng náo nức chuẩn bị theo đuôi kéo vào nước ta hòng cướp lấy chính quyền (Mĩ, Anh âm mưu cướp lấy Đông Dương, Pháp trở lại giành địa vị thống trị).

      – Cách mạng đứng trước tình thế một mình đối phó với nhiều lực lượng quân sự, được pháp lí quốc tế thừa nhận sắp sữa tràn vào nước ta để cứu bọn tay sai, ngăn chặn phong trào cách mạng của nhân dân ta. Vận mệnh dân tộc đòi hỏi Đảng ta phải hành động kịp thời, khôn khéo và kiên quyết, quy động cao độ trí tuệ và sức mạnh của toàn dân, giành thắng lợi trong cuộc chạy đua lịch sử giữa nhân dân ta với các tập đoàn đế quốc và phản động.

      – Trước thời cơ thuận lợi hiếm hoi và ngắn ngủi, nguy cơ không nhỏ đến gần, Đảng ta phải hoàn thành sứ mệnh cả dân tộc giao phó là tổ chức lãnh đạo toàn dân vùng dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai, đứng ở địa vị người chủ nước nhà mà đón tiếp quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật. Nếu hành động chậm khi quân Đồng Minh vào thì thời cơ không còn nữa.

     Như vậy, khoảng thời gian sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh và trước khi quân Đồng Minh vào nước ta là thời cơ “ngàn năm có một”. Cuộc tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám cũng diến ra đúng trong khoảng thời gian đó và ta đã giành thắng lợi.

Câu III. ( 2,0 điểm)

Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

a. Tình hình nước ta sau năm 1954:

*. Miền Bắc:

    – Về phía ta: nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Giơne vơ:

     + 10-10-1954: Quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội, TW đảng, Chính phủ và chủ tịch HCM về tới Hà Nội

    – Về phía Pháp: 16-5-1955: Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng => MB nước ta được hoàn toàn giải phóng.

*. Miền Nam: 

    – Tháng 5 -1956, Pháp rút khỏi MN khi chưa thực hiện các điều khoản của Hiệp định.

    – Mĩ thay chân Pháp, dựng chính quyền tay sai => hòng chia cắt VN, biến MNVN thành thuộc địa kiểu mới.

   => Như vậy, sau năm 1954 nước ta bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau: MB được hoàn toàn giải phóng, MN chịu ách thống trị của Mĩ – Diệm.

b. Nhiệm vụ cách mạng của hai miền:

   + MB: Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa MB tiến lên CNXH.

   + MN: tiếp tục nhiệm vụ cách mạng DTDCND, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

Câu IV.(3,0 điểm)

      – Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đều là những nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.

– Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba. Tháng 3/1952, Mỹ giúp Ba-ti-xta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều ngườiõ yêu nước… Nhân dân Cu Ba đấu tranh chống chế độ độc tài Ba-ti-xta dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô. Ngày1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cu Ba thành lập. Cách mạng Cu Ba thắng lợi là lá cờ đầu thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh.

– Tháng 8/1961, Mỹ lập tổ chức “ Liên minh vì  tiến bộ” lôi kéo các nước Mỹ La-tinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cu Ba. Từ  thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh với nhiều hình thức: bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang (tiêu biểu là ở Vê-nê-xu-ê-la, Pê-ru…)…. ,

– Chính vì vậy, khu vực Mĩ latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” .

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download

Comments

comments