Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016 tổ chức thi lần thứ 10 bao gồm 50 câu hỏi và có đáp án hướng dẫn trả lời bên dưới
Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh
Câu1.(ID:81052 )Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là:
A.0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa. B.0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
C.0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa. D.0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
Câu2.(ID:81053)Giả sử tần số tương đối của A/a trong một quần thể ruồi giấm là 0,7/0,3, thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:
A.0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa. B.0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa.
C.0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. D.0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa.
Câu3.(ID:81054)Lai giữa 2 bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn, với tần số hoán vị là 20%. Kết quả ở F
khi cho F
tạp giao sẽ là:
A.25% mình xám, cánh ngắn : 50% mình xám, cánh dài : 25% mình đen, cánh dài.
B.70% mình xám, cánh dài : 5 % mình xám , cánh ngắn : 5% mình đen, cánh dài : 20 % mình đen , cánh ngắn.
C. 40% mình xám, cánh ngắn : 40% mình đen , cánh dài : 10% mình xám, cánh dài : 10% mình đen , cánh ngắn.
D. 75% mình xám, cánh dài : 25% mình đen , cánh ngắn.
Câu4.(ID:81055)Ở một vài quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được qui định bởi gen trội R. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 51% hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen R và r là bao nhiêu?
A.p = 0,7, q = 0,3 B.p = 0,3, q = 0,7 C.p = 0,2, q = 0,8 D.p = 0,8, q= 0,2
Câu 5:(ID: 81056 )Cơ thể có kiểu gen giảm phân tạo ra 16 loại giao tử, trong đó loại giao tử AbDechiếm tỷ lệ 4,5%. Biết rằng không có đột biến, tần số hoán vị gen là:
A.40% B.24% C.18% D.36%
Câu6.(ID:81057)Bệnh máu khó đông ở người di truyền do một đột biến gen lặn trên NST giới tính X. Tỉ lệ giao tử chứa đột biến gen lặn chiếm 1% trong một cộng đồng. Tần số đàn ông có thể biểu hiện bệnh này trong cộng đồng là bao nhiêu?
A.0,1 B.0,01 C.0,005 D.0,99
Câu7.(ID:81058)Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG, UGA.Bộ ba nào sau đây của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit.
A.AXX B.AAA C.XGG D.XXG
Câu8.(ID: 81059)Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA.Mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 3'- 5') của mARN dưới đây:
5'GXU-AUG-XGX-UUA-XGA-UAG-XUA-GGA-AGX3'.
Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin):
A.3 B.8 C.5 D.9
Câu9.(ID: 81060)Trong phép lai giữa 2 thứ đậu thuần chủng: đậu hạt vàng, trơn và đậu hạt xanh, nhăn được F1 toàn cây đậu hạt vàng, trơn. Cho các cây F1 tự thụ phấn ở thế hệ F2 nhận được 4 kiểu hình: hạt vàng, trơn, hạt vàng nhăn, hạt xanh trơn, hạt xanh nhăn. Kết quả trên có thể cho ta kết luận gì về các alen qui định hình dạng hạt và màu sắc hạt?
A.Các alen lặn luôn luôn biểu hiện ra kiểu hình.
B.Các alen nằm trên các NST riêng rẽ.
C.Gen alen qui định mỗi cặp tính trạng đã phân ly tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
D.Các alen nằm trên cùng một cặp NST.
Câu10.(ID: 81061)Để phát hiện một tính trạng do gen trong ti thể qui định, người ta dùng phương pháp nào?
A.Lai phân tích. C.Lai thuận nghịch.
B.Lai xa. D.Cho tự thụ phấn hay lai thân thuộc.
Câu11.(ID :81062)Đột biến gen là gì?
A.Rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen.
B.Phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen.
C.Biến đổi ở một hoặc vài cặp nucleotit của ARN.
D.Là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Câu12.(ID: 81063)Hai gen đều dài 4080 Ănstron. Gen trội A có 3120 liên kết hidro, gen lặn a có 3240 liên kết hidro. Trong 1 loại giao tử (sinh ra từ cơ thể mang cặp gen dị hợp Aa ) có 3120 guanin và xitozin; 1680 adenin và timin. Giao tử đó là:
A.AA B.Aa C.aa D.AAaa
Câu13.(ID:81064)Hiện tượng giúp sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời trước những biến đổi nhất thời hay theo chu kỳ của môi trường là các
A.thường biến. B.đột biến gen.
C.biến dị tổ hợp. D.đột biến gen và biến dị tổ hợp.
Câu14.(ID: 81065)Giới hạn của thường biến là:
A.mức phản ứng của kiểu gen trước những biến đổi của môi trường.
B.mức phản ứng của môi trường trước một kiểu gen.
C.mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của kiểu gen.
D.mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của môi trường.
Câu15.(ID:81066)Gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen; gen H quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen h quy định cánh ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Ruồi giấm cái dị hợp hai cặp gen phát sinh tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ: 40%Bh: 40%bH: 10%BH: 10%bh. Kết luận nào sau đây đúng nhất?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn sinh năm 2016- đề số 10
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:Download