fbpx
Home Lớp 11 Đề trắc nghiệm và kiểm tra Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Phan Châu Trinh

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Phan Châu Trinh

0

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Phan Châu Trinh giúp các em củng cố kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới:

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Phan Châu Trinh

A. TRẮC NGHIỆM : 20 câu

Câu 1: Trùng hợp đivinyl tạo ra cao su Buna. Công thức của cao su Buna có cấu tạo là ?

A. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.                                   B. (-CH2-CH2-CH2-CH2-)n.

C. (-C2H-CH-CH-CH2-)n.                                    D. (-CH2-CH-CH=CH2-)n.

Câu 2: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ?

A. 1                               B. 3                                C. 2                                 D. 4

Câu 3: Cho các hợp chất sau: CH3CH2CH2CH3 (1), CH3CH(CH3)CH3 (2), CH4 (3), CH3CH2CH3 (4). Theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi là:

A. (3) < (1) < (4) < (2)     B. (4) < (3) < (2) < (1)    C. (2) < (4) < (3) < (1)     D. (3) < (4) < (2) < (1)

Câu 4: Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 /NH3 ?

A. Chỉ có C4H6.                    B. C4H6, C3H4.              C. Chỉ có C3H4.              D. C4H0 ,C4H8.

Câu 5: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr (tỉ lệ mol 1:1,kiểu 1,4), sản phẩm chính của phản ứng là

A. CH3CH=CHCH2Br.                                        B. CH2BrCH2CH=CH2.

C. CH3CHBrCH=CH2.                                        D. CH3CH=CBrCH3.

Câu 6: Ankan có công thức chung là:

A. CnH2n+2(n≥ 1)            B. CnH2n-2(n≥ 2)             C. CnH2n+1(n≥ 1)            D. CnH2n+2­(n≥2)

Câu 7: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

A. CH3-CH2-CH2-CH2Br                                    B. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.

C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .                               D. CH3-CH2-CHBr-CH3.

Câu 8: Kết quả phân tích định lượng một hợp chất hữu cơ X là: 86,96%C; 7,24%H. Công thức đơn giản nhất của X là:

A. C20H20O                   B. C10H10O                   C. C15H15O                   D. C12H12O

Câu 9: Để xác định sự có mặt của cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O?

A. Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch CuSO4            B. Dung dịch Ca(OH)2 và CuSO4 khan

C. Ca(OH)2 khan và dung dịch CuSO4                   D. Ca(OH)2 khan và CuCl2 khan

Câu 10: Điều nào không đúng khi nói về tính chất vật lý của anken?

A. Là những chất không màu                               B. Nhẹ hơn nước

C. Tan nhiều trong nước                                      D. Các anken từ C2 đến C4 là chất khí

Câu 11: Hợp chất   CH3-CH(C2H5)-CC-CH(CH3)-CH2– CH2-CH3 có tên gọi là:

A. 7-etyl-6-metyloct-5-in                                   B. 2-etyl-5-metyloct-3-in

C. 3,6-đimetylnon- 4-in                                      D. 5-metyl-2-etyloct-3-in

Câu 12: Công thức phân tử của buta-1,3-đien và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là:

A. C4H6 và C5H10          B. C4H8 và C5H10             C. C4H4 và C5H8            D. C4H6 và C5H8

Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, điều chế metan bằng cách:

A. Nhiệt phân axit acetic                                      B. Chưng cất phân đoạn dầu mỏ

C. Cracking propan có xác tác                                D. Đun natri axetat khan với vôi tôi xút.

Câu 14: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?

A. dd KMnO4 dư.                                                  B. dd AgNO3 /NHdư.

C. dd brom dư.                                                    D. Tất cả đều đúng.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

A. 1,6                             B. 3,36.                          C. 4,48.                          D. 2,24.

Câu 16: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2-clo-3-metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.                         B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

C. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.                       D. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.

Câu 17: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau : CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3. Tên của X là:

A. 4-metylpent-2-in.          B. 4-metylpent-3-in.       C. 2-metylpent-4-in.             D. 2-metylpent-3-in.

Câu 18: Tìm công thức phân tử của một ankan có tỉ  khối hơi so với hiđro là 22 ?

A. C5H12                        B. C4H10                         C. C3H8                          D. C2H6

Câu 19: Ankađien liên hợp là:

A. ankađien có 2 liên kết đôi  C=C liền nhau.

B. ankađien có 2 liên kết đôi C=C cách nhau 2 nối đơn.

C. ankađien có 2 liên kết đôi C=C cách nhau 1 nối đơn.

D. ankađien có 2 liên kết đôi C=C cách xa nhau.

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn một Ankan X phải cần 11,2 lít Oxi (đktc), sau phản ứng dẫn sản phẩm qua bình nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là :

A. CH4                           B. C5H12                         C. C3H8                          D. C2H6

II. TỰ LUẬN

   Câu 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt ba bình đựng ba khí riêng biệt là :

But – 1 – in , but – 2 – in , metan , cacbonic

   Câu 2: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau ( kèm theo điều kiện phản ứng)

Propan → metan → axetilen → vinyl axetilen → butan → etilen  → etilen glicol

 

Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Hóa năm 2015 – THPT Phan Châu Trinh

 

Comments

comments