Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn – THPT Đa Phúc năm 2015 – 2016, có đáp án chi tiết, các em tham khảo dưới đây:
THƯỜNG THPT ĐA PHÚC Năm học: 2015 – 2016 |
ĐỀ THI HỌC KÌ I – KHỐI 11 Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU. (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Đất tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.
Tháng 4/2009
(Trích: Tổ Quốc nhìn từ Biển – Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3: Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng?
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Các con nằm thao thức phía Trường Sơn”?
Câu 5: Từ nội dung của đoạn thơ, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với biển đảo quê hương.
II. PHẦN LÀM VĂN. (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về quá trình hồi sinh của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao để thấy được giá trị nhân đạo mới mẻ trong truyện ngắn này.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn – THPT Đa Phúc năm 2015
Phần |
Câu |
Nội dung cần đạt |
Điểm |
Đọc hiểu (4đ) |
Câu 1 0,5đ |
Phương thức biểu đạt: Học sinh có thể trả lời: phương thức biểu cảm hoặc biểu cảm. |
0,5đ |
Câu 2 1đ |
Nội dung chính: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi các thế lực xâm lăng và sự biết ơn với biển đảo quê hương. |
1đ |
|
HS chỉ trả lời: Sự trăn trở, lo lắng về tình hình biển đảo đang bị đe dọa bởi các thế lực xâm lăng. |
0,75đ |
||
Câu trả lời chưa thật đầy đủ và rõ ý |
0,5đ |
||
Câu 3 1đ |
– Hai biện pháp tu từ: Điệp từ, so sánh….. |
0,5đ |
|
– Tác dụng:
+ Điệp từ: sự trăn trở, lo âu về tình hình biển đảo + So sánh: Sự biết ơn với biển đảo |
0,5đ |
||
Câu 4 0,5đ |
* HS có thể trả lời một trong những cách sau:
– Con dân ViệtNamngàn đời ở mọi miền tổ quốc đều hướng về (thao thức, lo lắng) biển đảo quê hương – chủ quyền dân tộc…. – Hoặc: Trường Sơn hướng về biển đảo, thao thức lo lắng về chủ quyền dân tộc….. ……… |
0,5đ |
|
Câu 5 1đ |
* HS viết đoạn theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý sau:
– Khẳng định vai trò biển đảo. – Hiện nay tình hình biển đông đang diễn biến phức tạp. – Suy nghĩ về trách nhiệm công dân của mỗi người. – Kể ra những hành động cụ thể, thiết thực ……. |
1đ |
|
Câu trả lời chung chung, diễn đạt chưa thật rõ ý. |
0,5đ |
||
Làm Văn (7đ ) |
Hình thức (0,5đ) |
HS biết triển khai một bài làm văn nghị luận có bố cục đủ 3 phần. Diễn đạt rõ ràng, ít hoặc không mắc lỗi chính tả. Có kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ (đi từ đặc sắc nghệ thuật để khái quát nội dung tư tưởng).
* Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Thân bài: – Triển khai được vấn đề nghị luận – Có những cảm nhận( nhận xét) xác đáng – Có những lí giải hợp lí – Thân bài được chia thành nhiều đoạn văn. * Kết bài: Thâu tóm, đánh giá được vấn đề nghị luận. |
0,5đ |
Nội dung (5đ) | HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt được các nội dung cơ bản sau: |
|
|
1. Trình bày ngắn gọn quá trình tha hóa của Chí Phèo |
0,5đ |
||
2. Quá trình hồi sinh của Chí Phèo (sau cuộc gặp gỡ thị Nở |
|
||
– Giới thiệu ngắn gọn về thị Nở. |
0,5đ |
||
– Sự hồi sinh của Chí Phèo. |
|
||
+ Sự trở về của ý thức: Nhận thức được không gian, thời gian (quá khứ, hiện tai, tương lai) |
0,5đ |
||
+ Sự xuất hiện những cung bậc cảm xúc thông thường của con người. |
1đ |
||
+ Chí Phèo có những suy nghĩ hướng thiện (thèm lương thiện, làm hòa với mọi người…..) |
1đ |
||
+ Tình người trở về với Chí Phèo (hành động và lời nói) |
1đ |
||
3. Đánh giá chung:
– Giá trị nhân đạo mới mẻ trong: Phát hiện và khẳng điịnh nhân phẩm, bản chất lương thiện của con người ngay cả khi họ mất đi cả nhân hình và nhân tính; khẳng định sức mạnh của tình yêu thương: dùng tình người để làm sống lại tình người. – Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc và tinh tế. |
0,5đ |
||
Lưu ý | Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận |
0,25đ |
|
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
0,25đ |