fbpx
Home Giải bài tập Lớp 11 Giải bài tập Sinh học 11 Chương II – Bài 31: Tập tính của động vật

Chương II – Bài 31: Tập tính của động vật

0

Bài 1 (trang 126 SGK Sinh 11): Tập tính là gì?

Lời giải:

Tập tính là chuỗi phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Bài 2 (trang 126 SGK Sinh 11): Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ trong bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Lời giải:

* Ví dụ về tập tính bẩm sinh:

– Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình.

– Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất .

– Gà trống gáy vào mỗi sớm.

– Chuồn chuồn đẻ trứng vào nước.

– Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa.

– Chão chuộc kêu sẽ báo hiệu cơn bão đã đi qua.

– Chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ.

– Cá chuối bố mẹ chăm sóc cá chuối con .

– Cá ngựa vằn ăn trứng của mình….

– Việc sinh con của gấu cái sẽ diễn ra vào kì ngủ đông.

* Ví dụ về tập tính học được:

– Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ.

– Sư tử non học tập để săn mồi.

– Khỉ con học cách leo trèo.

– Chim non học tập để có thể bay.

– Trên các đồng cỏ, các loài thú ăn cỏ sẽ luôn thay nhau vừa ăn vừa canh chừng thú ăn thịt.

– Cá voi con sẽ học cách ép mỏ vào bụng cá voi mẹ để lấy sữa.

– Rái cá học cách “xây đập nước” để ở.

– Trước kì ngủ đông, các con gấu thường cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng chuẩn bị cho việc không ăn trong suốt mùa đông.

– ….

Bài 3 (trang 126 SGK Sinh 11): Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Lời giải:

Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Hình thành trong quá trình sống thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
Chủ yếu do các phản xạ không điều kiện. Chủ yếu do các phản xạ có điều kiện.

Comments

comments