fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Sử Phần 2 – Chương 4 – Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 6)

Phần 2 – Chương 4 – Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 6)

0

Câu 71. Hãy xác định nội dung cơ bản của Hiệp định Pari:

A. Hoa kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

B. Hoa Kỳ rút hết quân Viễn chinh và quân chư hầu về nước.

C. Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự do quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.

D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 72. Hãy điền vào chỗ trống sau đây:

“Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của … ”

A. Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ.

B. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của quân đội Mĩ.

C. Quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

D. Quân dân miền Nam trong cuộc Tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Câu 73. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa – ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước như thế nào?

A. Đánh cho “Mĩ cút”, “ngụy nhào”.

B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh của Mĩ.

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.

D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “đánh cho ngụy nhào”.

Câu 74. Thời điểm nào lự lượng Mĩ và quân Đồng minh ở Việt Nam có hơn 1 triệu quân?

A. 1966.          B.1967.          C.1968.          D. 1969.

Câu 75. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, được sử dụng theo công thức nào ?

A. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

B. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng quân Mĩ là chủ yếu + quân đội Sài Gòn cùng vũ khí và trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

C. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, tiến hành bằng, lực lượng quân đội Mĩ, quân Đồng minh chiến đấu song phương với quân đội Sài Gòn cùng trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

D. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân Đồng minh cùng trang thiết bị hiện đại của Mĩ.

Câu 76. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì khác cơ bản so với “Chiến tranh đặc biệt” ?

A. Lực lượng quân đội ngụy giữ vai trò quan trọng.

B. Lực lượng quân đội Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.

c. Sử dụng trang thiết bị, vũ khí của Mĩ.

D. Lực lượng quân đội Mĩ và quân Đồng minh giữ vai trò quyết định.

Câu 77. Điểm nào trong các điểm sau đây là điểm khác nhau giữa “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”?

A. Sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân Đồng minh và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B Sử dụng cố vấn Mĩ, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mi.

C. Là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại cách mạng miền Nam.

D. Lập ấp chiến lược để cô lập lực lượng cách mạng.

Câu 78. Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi) diễn ra vào thời điểm :

A. 16 – 8 – 1965       B. 18 – 8 – 1965

C.18 – 6 – 1965       D. 16- 5-1965

Câu 79. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào?

A. Trận Ấp Bắc (Cai Lậy – Mĩ Tho, 2 – 1 – 1963).

B. Mùa khô 1965 – 1966.

C. Trận Vạn Tường (Quảng Ngãi, 18 – 8 – 1965).

D. Mùa khô 1966 – 1967.

Câu 80. Cuộc hành quân nào của quân đội viễn chinh Mĩ nhằm mục đích tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây thanh thế cho lính thủy đánh bộ Mĩ?

A. Cuộc hành quân của Mĩ tấn công Vạn Tường – Quảng (18 – 8 – 1965).

B. Cuộc phản công mùa khô 1965 – 1966.

C. Cuộc phản công mùa khô 1966 – 1967.

D. Cuộc hành quân Gian-Xơn Xi-ty đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh).

Câu 81. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) là:

A. Chiến thắng Vạn Tường được coi như là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ.

B. có vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh thắng Mĩ.

C. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mĩ đã trở thành hiện thực.

D. Nâng cao uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Câu 82. Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966) của Mĩ nhằm vào:

A. Miền Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng khu V và miền Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng khu V và miền Tây Nam Bộ.

D. Miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ.

Câu 83. Trên toàn miền Nam, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đâu 104.000 tên địch trong đó có 42.000 quân Mĩ, 3.500 quân Đồng minh, bắn rơi 1.430 máy bay. Đó là kết quả của chiến thắng:

A. Ấp Bắc.

B. Vạn Tường.

C. Mùa khô 1965 – 1966.

D. Mùa khô 1966 – 1967.

Đáp án

Câu 71 72 73 74 75 76 77
Đáp án a c c d c b a
Câu 78 79 80 81 82 83
Đáp án b c a c b c

 

Comments

comments