fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Sử Phần 2 – Chương 3 – Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) (phần 1)

Phần 2 – Chương 3 – Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) (phần 1)

0

Câu 1. Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là :

A. Trung Quốc.         B. Lào.

C. Liên Xô.         D. Tiệp Khắc.

Câu 2. “Hành lang Đông – Tây” do thực dân Pháp xây dựng không đi qua tỉnh nào dưới dây ?

A. Hà Nội.

B. Tỉnh Sơn La.

C. Tỉnh Quảng Ninh.

D. Tỉnh Hoà Bình.

Câu 3. Dân tộc ta kháng chiến chống Pháp và quân can thiệp Mĩ khi nào ?

A. Năm 1945.        B. Năm 1946.

C. Năm 1949         D. Năm 1950.

Câu 4. Làng kháng chiến Vật Lại thuộc tỉnh nào ?

A. Quảng Bình.         B. Sơn Tây.

C. Hải Dương.         D. Tây Nguyên.

Câu 5. Điền thêm từ còn thiếu trong câu nói sau của Hồ Chủ Tịch: “Chúng ta càng đánh, chính quyền nhân dân càng thêm vững chắc, tinh thần quân dân ngày càng cao, các lực lượng … trên thế giới càng ủng hộ nhiệt liệt”.

A. Cách mạng.

B. Yêu chuông hoà bình.

C. Xã hội chủ nghĩa.

D. Hoà bình và dân chủ.

Câu 6. Nhân vật tiêu biểu trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh mà Pháp đeo đuổi ở Đông Dương là :

A. Pôn-múyt.         B. F. Mít-tơ-răng

C. Ra-ma-điê.         D. Raymôngđien.

Câu 7. Chiến dịch Biên giới có gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947?

A. Là chiến dịch lớn đầu tiên do ta chủ động mở.

B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.

C. Là chiến dịch áp dụng phương thức hợp đồng tác chiến lớn giữa các bình chủng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8. Hệ thống phòng thù của Pháp trên đường số 4 được bố trí theo trình tự nào?

A. Cao Bằng ⇒ Thất Khê ⇒ Đông Khê ⇒ Na Sầm.

B. Cao Bằng ⇒ Đông Khê ⇒ Thất Khê ⇒ Na Sầm.

C. Cao Bằng ⇒ Đông Khê ⇒ Na Sầm ⇒Thất Khô.

D. Cao Bằng ⇒ Thất Khe ⇒ Na Sầm ⇒ Đông Khê.

Câu 9. Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm Đông Khê ngày 17/9/1950 ?

A. La Vân Cầu.

B. Trừ Văn Thố.

C. Phan Đình Giót.

D. Trần Cừ.

Câu 10. Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện “cuộc hành quân kép”. Đó là những cuộc hành quân nào

A. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê.

B. Cuộc hành quân lên Thái Nguyên và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Cao Đằng.

C. Cuộc hành quân từ Cao Bằng về Đông Khê và cuộc hành quân từ Thất Khê lên Đông Khê.

D. Cuộc hành quân từ Thất Khê lên đón quân ở Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc hành quân lên Thái Nguyên.

Câu 11. Chiến thắng Biên giới 1950 có ý nghĩa gì ?

A. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta về nghệ thuật tổ chức chiến dịch và tổ chức tác chiến tập trung.

B. Đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến : ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính.

C. Là chiến thắng lớn, có tác dụng có vũ, động viên quân dân cả nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào tiền đổ của cuộc kháng chiến.

D. Tất cả, các ý trên.

Câu 12. Chiến dịch Biên giới diễn ra trong khoảng thời gian nào ?

A. Từ ngày 16/9/1950 đến ngày 19/10/1950.

B. Từ ngày 16/9/1950 đến ngày 22/10/1950.

C. Từ ngày 5/10/1950 đến ngày 18/10/1950.

D. Từ ngày 15/10/1950 đến ngày 22/10/1950.

Câu 13. Chiến dịch Biên Giới đã làm phá sản kế hoạch nào ?

A. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ Tát-xi-nhi.

B. Kế hoạch Rơ ve.

C. Kế hoạch Va luy.

D. Kế hoạch Na va.

Câu 14. Mục đích của Mĩ khi can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương ?

A. Giúp Pháp kéo dài cuộc chiến tranh.

B. Tìm cách để thay chân Pháp ở Đông Dương.

C. Tiêu diệt ảnh hưởng của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.

D. Tất các các ỷ trên.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án a c d b d d a
Câu 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án a c d d b b d

 

Comments

comments