fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Sử Phần 2 – Chương 3 – Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) (phần 4)

Phần 2 – Chương 3 – Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946-1954) (phần 4)

0

Câu 40. Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?

A. Kháng chiến toàn diện.

B. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ ủng hộ từ bên ngoài.

C. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Campuchia.

D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Câu 41. Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến thể hiện 6 điểm nào?

A. Nội dung của đường lối kháng chiến của ta.

B. Mục đích cuộc khởi nghĩa của ta là chính nghĩa.

C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.

D. Chủ trương sách lược của Đảng ta.

Câu 42. Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến của ta biểu hiện ở

A. Nội dung kháng chiến toàn dân của Đảng ta.

B. Mục đích kháng chiến của Đảng ta.

C. Quyết tâm kháng chiến của toàn thể dân tộc ta.

D. Đường lối kháng chiến của Đảng ta.

Câu 43. Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là

A. Chủ tịch Hè Chí Minh.

B. Trưởng Chinh.

C. Phạm Vân Đồng.

D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 44. Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?

A. 5 – 2 – 1947.       B. 16 – 2 – 1947.

C. 17 – 2 – 1947.        D. 18 – 2 – 1946.

Câu 45. Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là

A. Để vây hãm địch, đảm bảo cho việc chuyển quân của ta.

B. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận lực địch.

C. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến cho kháng chiến lâu dài.

D. A và B đúng.

Câu 46. Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?

A. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.

B. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.

C. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến – dài, toàn dân toàn diện.

D. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.

Câu 47. Ta đã làm gì để tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài

A. Thực hiện một cuộc tổng di chuyển (cơ quan, máy móc…).

B. Tiến hành “tiêu thổ để kháng chiến”.

C. Xây dựng lực lượng về mọi mặt (chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá).

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 48. Vì sao Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?

A. Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, khoá chặt biên giới Việt – Trung.

B. Phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế.

C. Giành tháng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 49. Đầu tháng 10 – 1947, thực dân Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công:

A. Bắc Cạn.       B. Lạng Sơn.

C. Cao Bằng.       D. Việt Bắc.

Câu 50. “Ở hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch nhiều trận trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích ở….”

A. Đèo Bông Lau.

B. Chợ Mới, chợ Đồn.

C. Đoan Hùng, Khe Lau.

D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang.

Câu 51. Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là:

A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

B. Bộ đội của ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.

C. Loại khỏi vòng chiến đấu 6000 tên dịch.

D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Đáp án

Câu 40 41 42 43 44 45
Đáp án d a d b c c
Câu 46 47 48 49 50 51
Đáp án c d a d a d

Comments

comments