Câu 15. Điểm khác nhau cơ bản giữa Luận cương chính trị với Cương lĩnh chính trị đầu tiên là gì ?
A. Luận cương xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng nặng về đấu tranh giai cấp.
B. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nhưng lại nặng về đấu tranh dân tộc.
C. Luận cương không xác định đúng mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
D. Luận cương xác định nhiệm vụ đấu tranh dân tộc là hàng đầu, nhưng không để ra được sách lược liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc.
Câu 16. Khối liên minh công – nông được hình thành khi nào ?
A. Từ trong phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
B. Từ trong phong trào công nhân năm 1930 – 1931.
C. Từ trong phong trào cách mạng 1930 -1931.
D. Từ trong phong trào dân tộc dân chủ 1926 – 1930.
Câu 17. Hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930?
A. Có một số hạn chế mang tính tả khuynh, giáo điều.
B. Có một số hạn chế mang tính hữu khuynh.
C. Có một số hạn chế mang tính cực đoan.
D. Có một số hạn chế mang tính vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh.
Câu 18. Tổ chức nào được thành lập trong phong trào cách mạng 1930 -1931 ?
A. Hội Phản đế Đồng minh.
B. Hội cày.
C. Mặt trận Đồng minh Phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đồng Dương.
Câu 19. Luận cương chính trị xác định động lực chính của cách mạng là ai ?
A. Giai cấp nông dân, công nhân, trí thức.
B. Giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Giai cấp công nhân, nông dân.
D. Giai cấp công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản.
Câu 20. Đồng chí Trần Phú quê ở đâu ?
A. Đức Thọ – Hà Tĩnh.
B. Đô Lương – Nghệ An.
C. Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
D. Yên Thành – Nghệ An.
Câu 21. Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô-viết Nghệ – Tĩnh : “Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xử Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng … trong cái xứ … nhất là các nước phương Đông”.
A. Quốc tế Cộng sản, thuộc địa.
B. Quốc tế Cộng sản, Đông Dương.
C. Cộng sản, thuộc địa.
D. Cộng sản, Đông Dương.
Câu 22. Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của đồng chí Lê Duẩn: “Không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 – 1931, trong đó công nông đã vung ra nghị lực phi thường của mình thì không thể có cao trào…. “
A. Những năm 1932 – 1935.
B. Những năm 1936 – 1939.
C. Những năm. 1939 – 1945.
D. Kháng Nhật cứu nước.
Câu 23. Điểm khác nhau của Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương của Đảng 10/1930 là:
A. Đều nhấn mạnh, đề cao nhiệm vụ dân tộc.
B. Đều khẳng định công – nông là động lực duy nhất của cách mạng.
C. Đều khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
D. Trong quá trình đấu tranh chống đế quốc thực dân, cách mạng cần đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ để giành độc lập hoàn toàn.
Câu 24. Vì sao nói phong trào 1930 – 1931 là bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam :
A. Lần đầu tiên đấu tranh có quy mô trên cả nước, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có tính thống nhất cao, công – nông cùng đoàn kết đấu tranh quyết liệt chống đế quốc phong kiến …
B. Lần đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến, công nông đã giành được chính quyền ở trên toàn Nghệ – Tĩnh.
C. Lần đầu tiên công – nông vùng lên, đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang tự vệ trên quy mô cả nước.
D. Lần đầu tiên phong trào dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã giành được thắng lợi, gây tiếng vang lớn, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đấu tranh của các dân tộc phương Đông.
Câu 25. Đại Hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I đã bầu ai làm Tổng bí thư ?
A. Trần Phú. B. Lê Hồng Phong.
C. Hà Huy Tập. D. Nguyễn Ái Quốc.
Câu 26. Hình thức đấu tranh nào mới xuất hiện trong thời kì 1932 – 1935 ?
A. Tổng bãi công chính trị của công nhân phối hợp với nổi dậy của nông dân.
B. Biểu tình có vũ trang tự vệ.
C. Vận động bầu cừ và bút chiến trên lĩnh vực báo chí.
D. Khởi nghĩa vũ trang của công nhân.
Câu 27. Điểm giống nhau của Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị đầu tiên ?
A. Đều khẳng định công – nông là lực lượng cơ bản của cách mạng.
B. Đều xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với cách mạng thế giới.
C. Đều xác định phản đế và phản phong là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 28. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng họp ở đâu?
A. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
B. Ma Cao (Trung Quốc).
C. Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định).
D. Quảng Châu (Trung Quốc).
Đáp án
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
Đáp án | c | c | a | a | c | a | c |
Câu | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | b | c | a | b | c | d | b |