fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Địa Bốn dạng câu hỏi lớn thường rơi vào đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý

Bốn dạng câu hỏi lớn thường rơi vào đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý

0

Việc nhận định và dự đoán những dạng câu hỏi có thể sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý sẽ giúp các sĩ tử năm nay có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình ôn tập để đạt điểm cao.

Dựa vào đề thi Đại lý các năm, có thể nhận thấy câu hỏi thường rơi vào bốn dạng sau đây tuân theo mức độ từ dễ đến khó:

Dạng trình bày: Dạng này thường bắt đầu câu hỏi bằng những từ như: nêu, trình bày… nhằm kiểm tra kiến thức ghi nhớ của thí sinh. Khi bắt gặp dạng bài này, thí sinh chỉ cần trình bày như những nội dung đã được học trong sách giáo khoa là có thể đạt được điểm tương đối.

Dạng phân tích – chứng minh: Dạng này thường bắt đầu bằng từ phân tích hoặc chứng minh một vấn đề, một hiện tượng. Để làm được thí sinh không chỉ cần có kiến thức lý thuyết mà còn phải biết vận dụng để lý luận, phân tích, chứng minh kèm theo các số liệu liên quan nhằm chứng minh cho câu hỏi đề bài yêu cầu.

Dạng so sánh: Đề bài yêu cầu thí sinh so sánh, chẳng hạn “So sánh sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân khác nhau về hướng chuyên môn hóa của 2 vùng”

Để có thể đạt điểm cao thí sinh cần tổng hợp kiến thức để có thể phân biệt sự giống và khác nhau giữa các yếu tố trong địa lý bằng cách trình bày lần lượt các đối tượng rồi tìm ra những điểm khác biệt giữa các yếu tố nêu trên.

Dạng giải thích: Đây là dạng bài tương đối khó bởi nó đòi hỏi thí sinh không chỉ thuộc bài mà còn phải biết vận dụng kiến thức, tìm ra các lý do, các yếu tố để giải thích cho một vấn đề nào đó, ví dụ thiếu việc làm, gia tăng dân số, phân bố dân cư.

DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG RA ĐỀ THI NĂM 2016

Đề thi năm 2015 được đánh giá là “dễ thở” chưa thực sự đáp ứng được hai mục đích là xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học. Do đó dự đoán đề thi năm nay sẽ được tăng cường câu hỏi khó liên quan đến các vấn đề thời sự nhằm giảm khả năng học sinh phải học thuộc.

Tuy nhiên các phần kiến thức vẫn nằm hoàn toàn trong chương trình Địa lý ở bậc THPT gồm: địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý kinh tế vùng, địa lý kinh tế ngành….Đặc biệt một điểm thí sinh cần lưu ý đó là rất có thể đề thi sẽ đề cập đến vấn đề thời sự “nóng” diễn ra trong thời gian gần đây như biển đảo, thiên tai, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… Chính vì vậy, thí sinh không nên học tủ, học lệch để tránh bị bỡ ngỡ nếu gặp đề thi mới lạ.

Comments

comments