fbpx
Home Tin tuyển sinh Bí kíp để trúng tuyển nguyện vọng 1 vào ngành yêu thích

Bí kíp để trúng tuyển nguyện vọng 1 vào ngành yêu thích

0

Tất cả các thí sinh đều mong muốn trúng tuyển ĐH – CĐ ngay từ nguyện vọng đầu tiên và vào ngành mà mình yêu thích nhất. Để làm được điều này, các thí sinh cần tính toán thật kỹ lưỡng trước khi đăng ký xét tuyển.

Nên đầu tư cho nguyện vọng 1

Thông thường sau khi kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên, về cơ bản các trường đã tuyển sinh gần đủ số chỉ tiêu cần thiết. Lượng chỉ tiêu dành cho các đợt tuyển sinh bổ sung là không nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội trúng tuyển sẽ khó khăn hơn cho các nguyện vọng sau.

Năm nay, trong đợt 1 thí sinh được đăng ký vào 2 trường, mỗi trường 2 ngành đào tạo. Nguyện vọng xếp theo thứ tự từ 1 đến 2. Theo các chuyên gia, thí sinh nên chọn 2 trường thuộc 2 top khác nhau căn cứ vào phổ điểm chuẩn các năm của trường để tăng cơ hội trúng tuyển trong đợt đầu. Thí sinh lưu ý, năm nay trong tất cả các đợt xét tuyển thí sinh không được phép rút nộp hồ sơ và thay đổi nguyện vọng.

Cần nắm vững tổ hợp môn xét tuyển

Theo quy chế thi THPT Quốc gia để được xét tốt nghiệp thí sinh phải thi ít nhất 4 môn, bao gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn. Đối với những thí sinh thi với mục đích xét tuyển ĐH – CĐ thì đăng ký môn thi dựa vào tổ hợp môn xét tuyển.

Để nắm được mình cần thi môn gì, thí sính phải nghiên cứu kỹ phương án tuyển sinh của trường, ngành mình sẽ dự tuyển. Xem xem đối với ngành đó thì nhà trường quy định tổ hợp môn xét tuyển bao gồm những môn thi nào. Thông thường tổ hợp môn thi sẽ bao gồm 3 môn ví dụ Toán, Văn, Ngoại ngữ; Toán, Lý, Hóa; Toán, Hóa, Sinh; Văn, Sử, Địa… Thí sinh có điểm đầy đủ các bộ môn trong tổ hợp môn xét tuyển, không có bài thi bị điểm liệt mới được đăng ký xét tuyển vào trường.

Nghiên cứu kỹ quy định về môn thi năng khiếu

Đối với một số ngành đặc thù các thí sinh sẽ phải thi môn năng khiếu. Một số trường sẽ tổ chức thi năng khiếu cho các thí sinh, một số trường chấp nhận kết quả thi năng khiếu do trường khác tổ chức. Thí sinh cần nghiên cứu kỹ quy định của từng trường để nắm được thông tin về phương thức tổ chức thi, thời gian thi, cách tính điểm, hồ sơ dự thi, lệ phí thi…

Cân nhắc khi chọn ngành cho các nguyện vọng

Năm nay, Bộ cho phép thí sinh đăng ký nguyện vọng vào nhiều trường khác nhau, mỗi trường 2 ngành đào tạo. Như vậy, cơ hội trúng tuyển của các em là rất lớn. Khi chọn trường các em nên chọn các trường ở nhóm khác nhau, có mức điểm chuẩn chênh lệch để tăng cơ hội trúng tuyển khi trượt nguyện vọng đầu.

Đối với việc chọn ngành, thí sinh thích ngành nào có thể nghiên cứu xem có những trường nào xét tuyển ngành đó để đăng ký. Hoặc đăng ký mỗi nguyện vọng 1 ngành với 1 tổ hợp xét tuyển khác nhau để tăng cơ hội cho bản thân. Nên chọn ngành có tổ hợp xét tuyển mà thí sinh đạt kết quả thi khả quan nhất. Thí sinh cũng cần cân nhắc gắn các nguyện vọng với cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Không nên xét tuyển vào ngành mà mình không thích, vì nếu không yêu thích thì có trúng tuyển các em cũng không có động lực theo học, thậm chí bỏ dở ngang chừng gây lãng phí thời gian, tiền của của gia đình và xã hội.

Chủ động cập nhật thông tin tuyển sinh

Bộ GD&ĐT chủ trương tăng cường tính công nghệ trong công tác thi cử và tuyển sinh. Mọi thông tin về phương án xét tuyển của các trường đều được công khai trên hệ thống quản lý thi của Bộ và trên trang chủ của từng trường.

Các em cần lưu ý, năm nay, khi biết điểm thi và có Giấy chứng nhận kết quả thi thì mới bắt đầu tham gia xét tuyển ĐH – CĐ. Theo quy định của Bộ, Giấy chứng nhận chỉ nộp khi thí sinh trúng tuyển vào trường, còn trong phiếu đăng ký xét tuyển thí sinh chỉ cần ghi mã số của Giấy chứng nhận này để hệ thống lưu và xử lý dữ liệu. Điểm thi của các em cũng sẽ được cập nhật trên hệ thống. Thí sinh thi tại cụm thi nào thì có thể tra cứu kết quả thi của mình tại cụm thi đó.

Lựa chọn môn thi phù hợp

Ngoài các khối thi truyền thống, năm nay nhiều trường đưa ra những tổ hợp môn thi mới để tăng cơ hội xét tuyển cho các thí sinh. Ngoài 3 môn thi bắt buộc, khi lựa chọn môn tự chọn thí sinh nên cân nhắc sao cho cơ hội của mình là cao nhất.

Các em nên chọn môn thi dựa vào năng lực của bản thân, môn thi nào là thế mạnh của mình. Nếu thi môn đó thì có thể xét tuyển theo những tổ hợp nào, tổ hợp đó phù hợp với ngành học nào, ngành đó có phải là ngành thí sinh yêu thích hay không, ngành đó ra trường cơ hội việc làm có cao không.

Nên chọn thi 5 môn để có 4 tổ hợp xét tuyển

Theo phân tích của các chuyên gia, thí sinh chọn thi 5 môn là hợp lý nhất, vừa không quá tải trong việc ôn tập vừa có nhiều tổ hợp để xét tuyển vào nhiều ngành khác nhau.

Đối với 5 môn thi như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa thí sinh có thể xét tuyển theo các tổ hợp dưới đây:

Đối với 5 môn thi như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sử, Địa thí sinh có thể xét tuyển theo các tổ hợp dưới đây:

Đối với 5 môn thi như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Hóa, Sinh thí sinh có thể xét tuyển theo tổ hợp dưới đây:

Lựa chọn theo năng lực

Lợi thế của các thí sinh là sau khi biết điểm thi mới bắt đầu tham gia xét tuyển. Như vậy, thí sinh vừa nắm được năng lực của mình ở đâu, vừa có thời gian cân nhắc điểm chuẩn của các trường trong những năm gần đây để lựa chọn trường phù hợp với phổ điểm của mình.

Comments

comments