Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho hay, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, cả nước sẽ thực hiện phương án xét tuyển chung, yêu cầu tất cả các trường đại học – trong đó có cả các trường công an, quân đội tham gia thành một “nhóm” xét tuyển lớn”.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, hình thức xét tuyển của các trường nhóm GX trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016 cũng sẽ không còn nữa.
Cũng theo dự thảo quy chế thi THPT Quốc gia 2017, sẽ có 2 đợt xét tuyển chung chính thức và các đợt bổ sung trong kỳ tuyển sinh năm tới. Tất cả các trường buộc phải tham gia xét tuyển chung
Theo ý tưởng mà Bộ phác thảo cho dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017, tất cả các trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh dưới bất kỳ hình thức nào (dùng kết quả THPT để sơ tuyển, dùng kết quả THPT để xét tuyển một phần chỉ tiêu…) đều phải tham gia xét tuyển chung. Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển một lần, nhiều nguyện vọng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và không được thay đổi nguyện vọng trong suốt quá trình xét tuyển chung.
Đợt xét tuyển 1:
Phần mềm xét tuyển chung với cơ sở dữ liệu gốc và điều kiện xét tuyển mà các trường đã cập nhật sẽ được chạy 2 lần. Lần một, phần mềm sẽ cung cấp cho các trường danh sách TS trúng tuyển với dự kiến tối đa không quá 105% chỉ tiêu trường đã đăng ký cho từng ngành. Sau đó, các trường rà soát, đối chiếu danh sách trúng tuyển dự kiến với cơ sở dữ liệu TS đã đăng ký xét tuyển vào trường; điều chỉnh sai sót (nếu có).
Sau khi các trường chỉnh sửa tiếp các điều kiện xét tuyển thì phần mềm tuyển sinh sẽ chạy lần 2 và cung cấp danh sách trúng tuyển chính thức đợt 1 (với 105% chỉ tiêu trường đã đăng ký xét tuyển cho từng ngành) đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu xét tuyển đợt 2 sau khi đã loại ra khỏi danh sách TS trúng tuyển chính thức đợt 1. Các trường công bố danh sách TS trúng tuyển đợt 1 trên trang thông tin điện tử của trường và trên các phương tiện truyền thông khác, sau đó tiếp nhận giấy báo kết quả thi của TS, cập nhật danh sách TS đã xác nhận nhập học trong thời gian quy định lên hệ thống tuyển sinh chung.
Đợt xét tuyển 2:
Về cơ bản giống xét tuyển đợt 1 nhưng TS không phải đăng ký nữa mà phần mềm tự xét theo phiếu đăng ký lần 1. Bước này chỉ thực hiện đối với các ngành tuyển đợt 1 đạt dưới 90% chỉ tiêu và còn TS đăng ký xét tuyển trong cơ sở dữ liệu xét tuyển đợt 2. Đợt xét tuyển bổ sung:
Chỉ thực hiện với những TS chưa trúng tuyển qua các đợt xét tuyển chung hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào.
Vì sao phải xét tuyển chung?
Khẳng định rằng, ngay từ năm 2016, trong kỳ thi THPT Quốc gia Bộ đã có đủ cơ sở dữ liệu để tất cả các trường đại học và cao đẳng trên cả nước có thể thực hiện cơ chế xét tuyển chung, thế nhưng, đề án này chưa được sự đồng thuận của tất cả các trường, dẫn đến tình trạng có nhiều trường thực hiện xét tuyển riêng. Thứ trưởng Ga cho hay, cả nước sẽ xét tuyển chung, tạo thành một “nhóm” lớn.
Trên thực tế, hình thức xét tuyển riêng được áp dụng trong năm 2016 đã cho thấy nhiều bất lợi có thể nhìn thấy rõ được. Đó là tình trạng thí sinh ảo lớn, các trường đều gặp khó khăn trong việc xác định số lượng thí sinh ảo và lọc ảo. Trước đó, sự chênh lệch giữa điểm số của đợt xét tuyển của các trường cũng không được quy định nghiêm ngặt và rõ ràng ngay từ đầu gây ra nhiều bức xúc trong dư luận với những trường hợp thí sinh phải chịu bất công. Ví như việc thí sinh trong đợt xét tuyển đầu tiên không đủ tiêu chuẩn và đã trượt nguyện vọng 1 trong đợt xét tuyển đầu tiên; thế nhưng trong đợt xét tuyển tiếp theo, do thiếu chỉ tiêu tuyển sinh, các trường quyết định hạ điểm chuẩn xét tuyển, vậy là dù đủ điểm trúng tuyển nhưng học sinh lại không thể quay lại học ngành mình thích. Bởi lẽ, ngay sau khi trượt nguyện vọng 1, phần lớn thí sinh đều cần phải chuyển nguyện vọng sang trường khác, ngành khác…
Khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT đã đề xuất dự thảo tổ chức xét tuyển chung trên cả nước. Theo đó, dù được đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng tình trạng thí sinh ảo sẽ không còn nữa, đảm bảo được công bằng cho thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Thí sinh nào điểm cao sẽ đậu vào nguyện vọng cao hơn, không có chuyện điểm cao thì lại trượt còn người điểm thấp hơn lại đỗ đại học như năm 2016 nữa.
Các trường đại học được lợi từ phương án xét tuyển chung
Như đã nói, nếu trong kỳ thi THPT Quốc gia, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng nhiều trường đại học phải chấp nhận thiếu chỉ tiêu tuyển sinh đã đăng ký trước đó với Bộ GD&ĐT do “vỡ trận” với lượng thí sinh ảo quá lớn. Cũng theo phương án xét tuyển chung trên cả nước – bao gồm cả các ngành đào tạo công an và quân đội…các trường đại học, cao đẳng sẽ nhận được sự hỗ trợ tối đa nhất từ Bộ GD&ĐT. Thứ trưởng Ga cho hay, cả nước sẽ xét tuyển chung, tạo thành một “nhóm” lớn. Theo đó, tất cả các trường sẽ cùng tham gia cùng vào việc điều chỉnh chạy phần mềm dữ liệu để chọn ra số lượng thí sinh trúng tuyển của năm nay. Cơ sở dữ liệu sau khi chạy thử sẽ được Bộ GD&ĐT cung cấp kết quả để các trường tham khảo. Nhận được dữ liệu này, các trường sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh, đưa ra các tiêu chí, điều kiện thêm. Dựa trên những ý kiến đó, Bộ sẽ tiếp tục chạy cơ sở dữ liệu một lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng. Yêu cầu xét tuyển chung của Bộ GD&ĐT này nhằm giúp các trường đại học dễ dàng hơn trong công tác tuyển sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017. Theo đó, Thứ trưởng Ga cho hay, khi đã xét tuyển chung trong cả nước, các trường không tham gia cũng sẽ không tuyển sinh được.
Theo Hoc.vtc