fbpx
Home Tin tuyển sinh “Việc thay đổi định dạng đề thi năm 2017 sẽ làm khó thí sinh”

“Việc thay đổi định dạng đề thi năm 2017 sẽ làm khó thí sinh”

0

Đó là nhận định của Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính -Marketing khi bàn luận về thay đổi định dạng đề thi năm 2017 theo hướng tổng hợp mà Bộ GD&ĐT đang dự kiến. 

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ đã nhận được khá nhiều ý kiến từ các Sở GD&ĐT cũng như các trường Đại học, Cao đẳng trong việc đề xuất phương án thi vàxét tuyển ĐH, CĐ năm 2017và các năm tiếp theo. Trong đó đáng chú ý, có đề xuất cho rằng đề thi năm 2017 nên được phân theo hướng tổng hợp với 5 bài thi. Trong đó có 3 bài thi bắt buộc thuộc các môn Toán, Văn, Anh và 2 bài thi tổng hợp các môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

Nên giữ ổn định kỳ thi THPT 2017 để tránh gây tâm lý hoang mang cho thí sinh (Ảnh: Minh họa)

Trước đề xuất trên, Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính -Marketing cho rằng việc thay đổi định dạng sẽ làm khó thí sinh và các trường THPT bởi các em đã quen với đề thi từng môn lẻ và việc thay đổi đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thí sinh. Bên cạnh đó, về nguyên tắc những thay đổi lớn này cần công bố trước đó 3 năm để không gây xáo trộn cho người học.

Đồng ý kiến, một cán bộ khảo thí thuộc một Sở GD&ĐT Đồng bằng Sông Cửu Long cho nhận định, sự thay đổi nào cũng cần có lộ trình cụ thể, việc thay đổi định dạng đề thi cũng vậy, đừng quá bất ngờ, nói xong là làm luôn để thí sinh thêm khổ. Trước khi đưa bất cứ kế hoạch thay đổi nào vào thực tế cũng cần có những bài kiểm tra bình thường trước đó để đo lường và đánh giá hiệu quả cũng như dự tính được những yếu tố phát sinh không lường trước được xảy ra. Thêm vào đó, việc xây dựng ngân hàng đề thi tạm thời  sẽ rất tốn kém, đặc biệt xây dựng vội vàng trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ không đảm bảo được chất lượng, khó lòng đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, tiếp tục đặt ra bài toán tuyển sinh cho các trường đại học và học viện. Chính vì vậy, việc làm này cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng hơn nữa.

Nên giữ ổn định kỳ thi THPT 2017 để tránh gây tâm lý hoang mang cho thí sinh (Ảnh: Minh họa)

Về phương diện này, Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, gợi ý: “Hướng tới kỳ thi đánh giá năng lực là ý tưởng hay nhưng phải có cơ sở đảm bảo chất lượng kỳ thi. Về lâu dài nên giao cho trung tâm khảo thí quốc gia tổ chức độc lập (tương tự như kỳ thi SAT của Mỹ), còn trước mắt vẫn thi như hiện nay. Việc thay đổi định dạng bài thi nên theo hướng tổng hợp kiến thức để giảm số lượng môn thi ở từng môn cụ thể chứ chưa nên ra dạng đề tích hợp”.

Tuy nhiên trên đây chỉ là những ý kiến, đề xuất từ các chuyên gia và các trường ĐH, CĐ, phương án chính thức sẽ được Bộ giáo dục công bố vào đầu năm học.

Xem thêm:

Comments

comments