Nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì trong khi chất lượng đào tạo ở phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ thì cách xét tuyển như vậy có thể không công bằng.
Đó là một trong những nội dung quan trọng trong công văn góp ý thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Trong công văn, Hiệp hội nhận định, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam hoàn toàn ủng hộ phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học năm 2020 của Bộ GD&ĐT mà đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Đây là sự tiếp thu đúng đắn tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 và Luật Giáo dục Đại học 2012, 2018.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT không thể nói là kỳ thi của địa phương hay của trường
Tuy nhiên, Hiệp hội góp ý, kỳ thi THPT quốc gia trước đây và kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay (theo Luật Giáo dục đại học 2018) hoàn toàn cần thiết để kiểm soát chất lượng của 12 năm học của giáo dục phổ thông, đặc biệt khi bệnh thành tích đang rất trầm trọng trong giáo dục Việt Nam hiện nay.
Kỳ thi này dù tên gọi có thể khác nhau, nhưng vẫn mang tính chất quốc gia: Triển khai thống nhất trên toàn quốc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị đề thi (kể cả đáp án) và quy định quy trình tổ chức thi.
Trong trường hợp này, nếu địa phương (hay trường đại học) được phân cấp quản lý việc tổ chức kỳ thi thì không thể nói đó là kỳ thi của địa phương hay của trường.
Khôn
Theo Hiệp hội, cho dù Việt Nam hiện nay đang vướng vào dịch Covid-19 nhưng không thể lấy cớ đó để yêu cầu Nhà nước bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT được, chỉ trừ khi đến ngày thi mà tình trạng cách ly toàn xã hội vì dịch chưa được bãi bỏ.
Hơn thế, kỳ thi này về cơ bản chẳng có gì khác với kỳ thi THPT quốc gia các năm 2018 và 2019 nên không thể gây khó khăn cho thí sinh như một số cá nhân phát biểu trên mạng truyền thông, gây hoang mang cho thí sinh.
Cả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cũng như các kỳ thi THPT quốc gia đều được triển khai “theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học” (Trích: Nghị quyết 29-NQ/TW).
Theo tinh thần đó, kỳ thi như vậy chỉ có thể nhằm mục đích chủ yếu là đánh giá và công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh. Từ trước đến nay chưa hề có một kỳ thi “hai trong một” như một số người do không hiểu nên vẫn nói.
Đề xuất quay trở lại với kỳ thi “3 chung” là trái với tinh thần của Luật Giáo dục đại học
Hiệp hội cho rằng, trước đây (từ năm 2002 đến năm 2014), hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức 2 kỳ thi mang tính chất quốc gia: Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (còn gọi là kỳ thi “3 chung”).
Tuy nhiên, theo tinh thần đổi mới của giáo dục đại học, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng được triển khai theo hướng “kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo” và giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học” (Trích: Nghị quyết 29-NQ/TW).
Điều 34 Luật Giáo dục Đại học 2012 khẳng định: Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển; Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh…”
Trên tinh thần như vậy, trong thực tế trong mấy năm gần đây đã không còn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng quốc gia cũng như không có kỳ thi ” hai trong một”.
Việc tuyển sinh đại học, cao đẳng không hề bỏ mà thuộc về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH; Bộ Giáo dục và Đào tạo không được quyền can thiệp vào. Do đó, những đề xuất quay trở lại với kỳ thi “3 chung” là trái với tinh thần của Luật Giáo dục đại học.
Các trường nên liên kết với nhau thành từng cụm thi
Việc tuyển sinh đại học và cao đẳng sư phạm trong năm 2020 (và cả những năm tiếp sau) có thể được triển khai trên cơ sở tự nguyện của các cơ sở GDĐH, Hiệp hội khuyến cáo:
Những trường thuộc tốp đầu hoặc trường năng khiếu, đặc biệt với những ngành học tuyển sinh rất ít nhưng thí sinh đăng ký thi rất đông, sau khi sơ tuyển qua kết quả thi tốt nghiệp THPT, nên có thêm một kỳ thi trung tuyển (viết, vấn đáp hoặc phỏng vấn…) do trường tự tổ chức.
Những trường thuộc tốp giữa và tốp cuối nên tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Để tránh tình trạng “thí sinh ảo” các trường nên liên kết với nhau thành từng cụm và sử dụng chung một trung tâm khảo thí để tổ chức xét tuyển chung cho tất cả các trường trong cụm. Về kỹ thuật Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có sự hỗ trợ cho các trung tâm đó, xem như là một dịch vụ công ích.
Nên hạn chế việc xét tuyển qua học bạ vì trong khi chất lượng đào tạo ở phổ thông còn chưa được kiểm soát chặt chẽ thì cách xét tuyển như vậy có thể không công bằng.
Theo Dantri