Câu 97. Lực lượng nào chủ yếu để tiến hành chiến tranh trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
A. Quân đội Mĩ.
B. Quân đội Sài Gòn.
C. Quân đội Mĩ và đồng minh.
D. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Câu 98. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh?
A. Rút dần quân Mĩ về nước.
B Tận dựng xương máu người Đông Dương.
C. Đề cao học thuyết Ních-Xơn.
D. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
Câu 99. Trong hai ngày 24, 25 – 4 – 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm mục đích:
A. Ra quyết tâm cùng kháng chiến chống Mĩ.
B. Vạch trần âm mưu “Đông Dương hoá chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
C. Đối phó với âm mưu của đế quốc Mĩ và biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mĩ của ba nước Đông Dương.
D. Xây dựng căn cứ địa kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 100. Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn -719” (12 đến 23 – 3 – 1971) có Sự phối hợp của quân đội các nước:
A. Quân đội Việt Nam, quân dân Lào.
B. Quân đội Việt Nam, quân dân Campuchia.
C. Quân đội Việt Nam, Lào, Campuchia.
D. Quân dân Lào, Campuchia.
Câu 101. Thắng lợi của quân ta phối hợp với quân Lào trong việc đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại đường 9 Nam Lào đã mang lại kết quả:
A. Loại khỏi vòng chiến đấu 45.000 tên Mĩ – ngụy, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng ở Đông Dương.
B. Loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên Mĩ.
C. Làm thất bại chiến lược “Đông Duong hoá” chiến tranh của Mĩ.
D. Làm thất bại chiến lược “Việt Nam hoá” và “Đông Dương hoá” chiến tranh của Mĩ.
Câu 102. Nguyên nhân nào cơ bản nhất để ta mở cuộc tiến công chiến lược 1972?
A. Ta giành thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong 3 năm 1969, 1970,1971.
B. Nước Mĩ nảy sinh nhiều mâu thuẫn qua cuộc bầu cừ Tống thống.
C. Địch chủ quan do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta.
D. Chính quyền Sài Gòn gặp nhiều khó khăn.
Câu 103. Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược vá thừa nhận sự thất bại của “Việt Nam hóa” chiến tranh?
A. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự, trong ba năm 1969,1970,1971.
B. Sau đòn tấn công bất ngờ, choáng váng của ta trong cuộc tiến công chiến lược 1972 (mở đầu 30 – 3 – 1972).
C. Thắng lợi của ta trên mặt trận ngoại giao ở Pa-ri.
D. Do thắng lợi của nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến phá hoại lần nhất, tiếp tục chi viện không ngừng cho miền Nam.
Câu 104. Ý nghĩa lịch sử nào là cơ bản nhất của cuộc tiến công chiến 1972?
A. Đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân ta.
B. Đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
C. Đã giáng một đòn nặng nề vào quân đội Sài Gòn (công cụ chủ yếu) của Mĩ.
D. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu 105. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là:
A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.
B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Campuchia.
D. Buộc Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Câu 106. Trong các điều khoản của nội dung Hiệp định Pari, điều khoản, nào có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vả công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
C. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Câu 107. Tình hình nhiệm vụ của miền Bắc thời kì 1973 – 1975 có gì khác trước?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh.
B. Khôi phục phát triển kinh tế-văn hoá.
C. Tiếp tục chi viện cho miền Nam và chiến trường Lào, Campuchia.
D. Không làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.
Câu 108. Hoàn cảnh lịch sử nào sau Hiệp định Pa – ri có ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc ?
A. Quân Mĩ và Đồng minh rút hết về nước.
B. So sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta.
C. Miền Bắc trở lại hoà bình.
D. Miền Bắc tiếp tục chi viện cho miền Nam.
Câu 109. Toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta vào ngày :
A. 21 – 7 – 1973 B. 29 – 7 – 1973
C. 27 – 3 -1973 D. 29 – 3 – 1973
Đáp án
Câu | 97 | 98 | 99 | 100 | 101 | 102 | 103 |
Đáp án | d | c | a | b | a | b | d |
Câu | 104 | 105 | 106 | 107 | 108 | 109 | |
Đáp án | d | d | b | d | c | d |