Đề bài: Cảm nhận truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
Bài làm
Lỗ Tấn là một nhà văn Trung Quốc nổi tiếng, văn của ông giàu tính chiến đấu, vừa trữ tình, vừa châm biếm, thể hiện tinh thần lo âu, bi phẫn sâu sắc của thời đại. Ông còn là người phơi bày các hiện tượng bệnh hoạn của xã hội để lưu ý mọi người tìm phương pháp cứu chữa. Truyện ngắn “Thuốc” là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy, tác phẩm đã kêu gọi mọi người tìm ra phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng.
Tác phẩm kể về vợ chồng ông bà Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị ho lao (một trong những căn bệnh nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm đến cai ngục mua bánh bao chấm máu người tử tù mang về cho con ăn, vì cho rằng như thế con sẽ khỏi bệnh. Trong lúc đứa con ăn bánh thì có người khách xuất hiện ở quán trà, họ bàn tán về người tử tù bị chém sang nay là Hạ Du, người chiến sĩ cách mạng kiên cường đã dung cảm , hiên ngang tuyên truyền cách mạng trước khi bị hành hình. Nhưng không ai hiểu gì về anh ta cả – họ còn cho rằng anh ta bị điên – là làm giặc. Thằng Thuyên ăn xong chiếc bánh bao tẩm máu người không bao lâu thì chết và mộ Thuyên được chôn gần mộ Hạ Du. Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đều đến nghĩa trang viếng mộ con, hai bà mẹ cùng một nỗi đau mất con đã đồng cảm cho nhau, họ rất ngạc nhiên khi thất trên mộ Hạ Du có một vòng hoa, vòng hoa ấy gợi lên trong long người mẹ biết bao hoài nghi và bối rối.
Nhân vật người chiến sĩ Hạ Du được Lỗ Tấn lấy nguyên mẫu ngoài đời là nữ liệt sĩ Thu Cận – người đồng hương với tác giả. Trong tác phẩm, Hạ Du là người thanh niên sớm giác ngộ cách mạng, anh hi sinh cho Trung Hoa, nhưng không ai có thể hiểu nổi điều đúng đắn mà anh đang làm. Nhân vật Hạ Du xuất hiện gián tiếp, anh chính là người bị chém mà ông Cả Khang lấy bánh bao chấm máu, bán cho vợ chồng Hoa Thuyên. Anh xuất hiện trong lời bàn tán của những vị khách tới quán uống trà, rằng anh bị chính cậu của mình tố giác để lĩnh tiền thưởng, rằng anh là một kẻ điên, một kẻ làm giặc. Anh được kể lại rằng đến tận lúc ở trong lao, anh vẫn tuyên truyền cách mạng chống nhà Mãn Thanh một cách kiên cường, không hề sợ hãi. Hạ Du dung cảm xả thân nhưng máu của anh đã rơi một cách vô ích, bởi không ai hiểu ý nghĩa của việc anh làm. Tuy nhiên, anh xứng đáng là một anh hùng, hình tượng nhà cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc trước thời cách mạng Tân Hợi.
Đối với vợ chồng lão Hoa Thuyên, tuy họ lấy máu liệt sĩ làm thuốc chữa bệnh cho con nhưng nhà văn không hề ác cảm với họ mà chỉ có lòng xót thương, xót thương cho những u mê, lạc hậu của họ, của những người dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Đối với bác cả Khang, lão Nghĩa mắt cá chép, cụ Ba, cậu Năm Gù, người thanh niên hai mươi tuổi,…, nhà văn tỏ ra thái độ khinh miệt, ghê tởm, nhất là đối với cụ Ba – bà con với Hạ Du, bởi họ vốn không hiểu những việc đáng tự hào mà một người chiến sĩ đã làm, họ chỉ biết a dua, bàn tán và bình phẩm người khác.
Cảnh hai bà mẹ đi viếng mộ con ngày Thanh Minh tiếp tục phơi bày bộ mặt tinh thần lạc hậu của người dân: người cách mạng chôn chung nghĩa địa với những kẻ chết chém, trộm cướp. Người mẹ của chiến sĩ cách mạng cũng cảm thấy hổ thẹn khi con mình bị chôn ở đó, bà không hiểu được ý nghĩa vòng hoa cao đẹp mà tưởng con trai mình vì chết oan khuất mà hiển linh. Bà mẹ họ Hoa và bà mẹ Hạ Du gặp nhau ở nghĩa địa thể hiện bi kịch của người Trung Quốc. Hoa Hạ là tên gọi của nước Trung Hoa thời xưa, tên gọi thống nhất ấy bỗng chia thành hai nửa không hiểu nhau, máu của Hạ bị Hoa dung làm thuốc chữa bệnh cho con. Cả Hoa và Hạ đều bị tổn hại. Các nấm mộ trong nghĩa địa giống như trong bánh bao trong lễ chúc thọ nhà giàu, như vậy, sự chia rẽ Hoa Hạ chỉ có lợi cho những thế lực nhà giàu mà thôi. Đó chính là bi kịch của đất nước Trung Hoa.
Qua tác phẩm “Thuốc”, nhà văn đã vạch trần sự mê muội của quần chúng khi tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ khỏi bệnh lao. Nhà văn kêu gọi mọi người cần tìm ra một phương thuốc khác, cần một phương thuốc giúp nhân dân nhận ra đó là một thứ thuốc độc giết người chứ không phải là thần dược. Đồng thời, người dân Trung Quốc cũng phải tìm ra một thứ thuốc để chữa bệnh tinh thần của quần chúng khi cho rằng làm cách mạng là làm giặc, phải có cách chữa căn bệnh mê muội đó của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du.