Chúng ta đều biết rằng sử dụng kỹ thuật học tập thông minh sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn. Liệu có khoa học đằng sau các chiến lược học tập hiệu quả không?
Những lời khuyên dưới đây đến từ các nghiên cứu khoa học sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa việc ghi nhớ ngắn hạn và học tập hiệu quả trong một thời gian dài.
1. Tự kiểm tra bản thân hàng ngày
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để nhớ những thông tin bạn đã đọc hoặc nghiên cứu là tự kiểm tra mình. Tại sao?
Các hoạt động hỏi, đáp sẽ giúp bạn nhớ sâu và hiểu rõ thông tin hơn. Thông qua một quá trình hỏi đáp, thông tin sẽ rõ ràng và phong phú hơn, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ nhớ lâu hơn.
2. Giảm dùng điện thoại di động
Chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng dành quá nhiều thời gian cho điện thoại di động sẽ ảnh hưởng là đến điểm số của bạn. Nhưng mối quan hệ giữa điện thoại và các lớp không phải là đơn giản; nó không phải chỉ là vấn đề sử dụng thời gian một cách khôn ngoan. Nghiên cứu cho thấy rằng có một mối quan hệ giữa việc sử dụng điện thoại di động, đến sự lo âu căng thẳng và kết quả học tập của học sinh.
Tăng thời gian sử dụng điện thoại kafm tăng cảm giác lo lắng, và dẫn đến giảm hiệu quả học tập học sinh.
Tăng thời gian sử dụng điện thoại di động còn làm giảm hoạt động thể chất. Những sinh viên dành nhiều thời gian trên điện thoại, có xu hướng ít hoạt động – mà còn gây ra một sự tích tụ của sự căng thẳng và lo lắng.
Trên thực tế, khoa học cũng cho thấy rằng những học sinh, sinh viên năng vận động thể chất có bộ nhớ dài hạn tốt hơn.
Bạn nên hạn chế thời gian dùng điện thoại di động và tăng cường hoạt động thể chất. Bằng cách làm giảm lo âu trong cuộc sống của bạn và có thể chất tốt hơn, bạn sẽ giải phóng bộ não của mình và giúp nó hoạt động tốt hơn!
3. Dừng việc học thuộc lòng
Ghi nhớ là một kỹ năng mà có ích cho trí nhớ ngắn hạn. Nhưng trí nhớ ngắn hạn chỉ tốt nếu bạn đang nhồi nhét cho bài kiểm tra vào sáng hôm sau và bạn không quan tâm về việc học tập. Bộ nhớ dài hạn mới là mục tiêu cho sự học hỏi từ các tài liệu mà bạn được học trên lớp.
Để tăng cường bộ nhớ dài hạn của bạn, bạn sẽ cần phải vượt ra việc ghi nhớ. Bạn phải cố gắng hiểu thực sự về bản chất của vấn đề vượt ra ngoài lời nói và những cái tên khô khan. Điều này dẫn đến việc học thật – trái ngược với trí nhớ ngắn hạn. Bộ nhớ dài hạn xuất phát từ hoạt động tích cực với các tài liệu và nghiên cứu các thông tin một vài lần trong một vài tuần.
4. Sử dụng âm nhạc và thực hành
Bạn càng thực hành nhiều bạn càng nhớ lâu và sâu. Nếu bạn đang học ngoại ngữ (hoặc bất kỳ lĩnh vực khác mà đòi hỏi bạn để học từ vựng mới), ca hát rất hữu ích.
Ca hát tạo cơ hội để bạn học từ vựng mới và định nghĩa các định nghĩa dưới dạng những âm thanh du dương, giúp bạn dễ dàng nhớ hơn.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng bạn sẽ dễ nhớ hơn khi ghi chú bằng tay trong lớp học thay vì dùng bàn phím. Viết tay giúp tăng cường hiểu biết về các khái niệm. Trong một nghiên cứu, các sinh viên đã ghi chú trên một máy tính có thể nhớ lại, nhưng không thể hiểu các khái niệm bằng sinh viên dùng bút và giấy.
5. Sử dụng một “chiến lược ngủ”
Thông thường nói với chúng ta rằng học sinh, sinh viên cần để có được giấc ngủ đủ để học tốt ở trường. Nhưng có một số phát hiện ngạc nhiên khi khẳng định rằng giấc ngủ gắn liền với khả năng hiểu biết của chúng ta. Thời gian và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng rất quan trọng.
Hãy xem xét các kết luận sau đây về giấc ngủ và học tập:
Có giấc ngủ điều độ rất quan trọng, những học sinh, sinh viên đi ngủ muộn thường có điểm số thấp hơn so với những người đi ngủ sớm.
Khi bạn ngủ ngay sau thời gian học, thông tin được ghi nhớ lâu hơn. Giấc ngủ thực sự củng cố việc học.
Các thông tin sẽ chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn sang dài hạn nếu bạn lên thẳng giường sau khi đọc. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu trằn trọc, lướt newfeed và trò chuyện sau đó, bạn sẽ làm “loạn” và tắc nghẽn não bộ khi ghi nhớ thông tin và khả năng học tập, ghi nhớ khi ngủ giảm đi đáng kể.
Vì vậy, sau khi học bạn nên đi ngủ luôn! – Kenh14