Điểm tựa cấu trúc bài thơ là bốn câu hỏi nghi vấn: Sao anh không về? Thuyền ai? Vườn ai? Ai biết tình ai?
Muốn nắm bắt được nội dung tình cảm của bài thơ phải xác định ai hỏi, hỏi ai, hỏi gì và hỏi để làm gì?
Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ chính là chủ thể phát ngôn ba câu hỏi sau. Riêng câu hỏi đầu thường được hiểu là lời của cồ gái Huế, của nhân vật trữ tình khác bên cạnh tiếng nói của chủ thể trữ tình – nhà thơ.
Thực ra không phải vậy. Ở đây chẳng có tiếng chào mời phiền trách nào cả, ở đây, anh là chủ thể phát ngôn, không phải là đối tượng tác động của lời nói trữ tình. Cái “tôi” trữ tình xưng anh để bộc lộ tâm trạng, trò chuyện với lòng mình.
Diễn xuôi: Sao anh (ta, mình, tồi) không về chơi thôn Vĩ để được nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên như thế này!
Tiếng’nói trữ tình trong bài thơ là tiếng nói độc thoại, một giọng, cái “tôi” trữ tình của nhà thơ là chủ thể phát ngôn duy nhất của tiếng nói ấy.
Vấn đề hỏi ai không cần đặt ra khi phân tích bốn câu hỏi trên, vì đó là những câu hỏi tu từ, câu hỏi chứa đựng quá nhiều thông tin trong câu trả lời. Không có ai hỏi nhà thơ và nhà thơ cũng chẳng hỏi ai. Nhà thơ hỏi mình để bày tỏ lòng mình trò chuyện với lòng mình về thế giới.
Tiếng nói độc thoại nội lâm được liên kết băng bôn câu hoi ma moi câu bộc lộ một trạng thái của cảm xúc. Mọi chi tiết đều đẫm cảm xúc, tâm trạng trữ tình, cảnh — người hoà quyện nhưng không theo lôgic khách quan nào cả. Vì thế bài thơ bảy chữ ba khổ mà không có bóng dáng Đường thi, Tống thi nào. Đây là bản tốc kí tâm trạng-
Khổ thơ đầu là tiếng nói bâng khuâng, rạo rực của cái “tôi” trữ tình trước vẻ đẹp trần thế đầy ắp ánh sáng. Cảm giác đắm say, rạo rực thấm đẫm các chi tiết văn bản hình tượng vừa cất lên thành giọng điệu trữ tình rưng rưng tha thiết trong văn bản ngôn từ.
Mọi chi tiết gần gũí với cảnh làng quê, lại có danh từ xác định địa danh, thành có không ít người lầm tướng đây là tả phong cảnh thôn Vĩ, vẻ đẹp thơ mộng của ngoại ihành Huế. Thật ra nét đẹp chủ yếu trong khổ thơ này là vẻ đẹp lãng mạn kín đáo, e ấp. trong sáng, non tơ, tinh khôi, trinh nguyên của bức tranh quê.
Cảm hứng này cất lên thành tiếng nói trữ tình rưng rưng, tha thiết. Hai nhịp thơ tổ chức thành hai câu nghi vấn. Bao nhiêu thiết tha trong hai từ về chơi, nhìn, và luyến láy nắng hàng cau nắng mới lên… câu nghi vấn biến thành câu cảm thán kết tụ vào từ” quá” , vào cách so sánh mang tính lí tưởng hoá, ước lệ. Câu thơ thứ tư đột ngột chuyển gợi tả càng giàu chất mộng mơ.
Vẻ đẹp trinh nguyên đầy bí ẩn, không thể chiếm hữu. Vườn ai? Thuyền ai? Tinh ai? Ai biết? Cho nên càng mê đắm say sưa rạo rực bao nhiêu càng cảm thấy trống vắng, có đơn bấy nhiêu. Đó là đặc trưng của cảm hứng lãng mạn. Bởi vậy, đằng sau các câu nghi vấn, khổ đầu bài thơ đã thổi ra khí lạnh của chút thoáng buồn man mác. Đến khổ 2, hoá thành đám mây đen phủ kín tâm hồn thi nhân.
Đó là một thế giới rất khác. Phân lìa, chia li, trái ngược, buồn thiu,, xám xịt, trống vắng, hờ hững, thoắt cái thay thế lất cả cái nắng mới hàng caụ, vườn xanh như ngọc thoáng qua như mộng. Tiếng nói trữ tình rạo rực lắng xuống thay vào tiếng nói hờ hững của cõi lòng băng giá, nguội lạnh.
Đó là hai mặt sáng – tối, trái ngược của cảm hứng lãng mạn, hai cách biểu hiện của niềm ham sống, yêu đời. Nửa đầu vừa khép lại nửa sau nổi dậy những con sống mới.
Mở đầu bàí thơ là cảnh nắng, tiếp theo là cảnh trăng. Trăng, nắng đều Là ánh sáng. Nhưng nắng là thực, trăng là mộng. Lời thơ miên man, phiêu lãng trong mộng ảo, xoá nhoà những nét nghĩa thông thường để phủ lên cả vũ trụ màu bạc của trăng.
Bồng bềnh trên con thuyền trăng, người mơ vẫn phấp phỏng một chữ kịp. Khát khao, đồng cảm dồn vào chữ này. Nhưng cũng chính chữ “kịp” đã trả nhà thơ về cõi thực.
Anh trăng vụt tắt, thanh âm khô lạnh, ánh nắng xa xăm, người trong mộng thành ảo ảnh. Lồ lộ trắng lạnh. Giọng điệu trữ tình kết tụ vào từ quá như nghẹn ngào, xót xa, tiếc nuối… Nàng thơ cất cánh thần tiên tan vào khói sương lãng đãng. Tiếng nói trữ tinh day dứt vang lên pha chút oán trách, giận hờn.
Tình ơì, ai biết? Đại từ phiếm chỉ ai đã biến tâm trạng riêng tư của thi nhân thành câu hỏi ngàn đời, dành cho tất cả những ai đang khao khát yêu đương, đồng điệu, cảm thông.
Đi tìm cái đẹp của cõi thực, cõi thực hờ hững. Tìm đồng cảm, đồng đíệu trong cõi mộng, cõi mộng hư ảo, mờ mịt. Cho nên, đắm say rồi nguội lạnh, mộng rồi tình đó là lôgic vận động của cái “tôi” ham sống, yêu đời trong bài thơ này. Lôgic tâm trạng chi phối lôgic phong cảnh và tổ chức giọng điệu trữ tình- Cảnh lúc như gần, lúc như xa, lúc thực, lúc ảo. sắc điệu trữ tình lúc âm u, lúc chói lạnh. Nhưng giọng điệu chủ yếu của tiếng nói ấy vẫn là giọng bâng khuâng, đầy mơ mộng.
Bài thơ là tiếng nói của cái “tôi” bơ vơ, cô đơn, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng điệu mà tình yêu lứa đôi và hạnh phúc là biểụ hiện cao nhất.
Là bản tốc kí tâm trạng nhưng nhạc thơ chưa vượt khỏi lời thơ, phá vỡ lôgic ngữ nghĩa thông thường. Lời thơ chưa thành chuỗi phát ngôn thác loạn mà trong sáng, tao nhã, giản dị. Lấy tình làm điểm tựa để vẽ cảnh nhưng tình chưa tràn ra ngoài cảnh, biến cảnh thành những hình thù méo mó, dị dạng như bóng yêu ma. Tắm trong cảm hứng lãng mạn, cảnh sắc trong bài thơ lung linh, kì diệu mà không kì bí. Đây thôn Vĩ Dạ chưa bước qua địa hạt chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Cho nên bài thơ vẫn là sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những vui buồn của loài người và sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế.