Trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, không thể tổ chức thi THPT quốc gia, nhiều đại học đã chuyển hướng lấy xét tuyển học bạ là chính. Vậy kết quả xét tuyển này có đáng tin cậy?
Xét tuyển học bạ đã được nhiều trường đại học thực hiện từ lâu. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2019 đã có tới 80% trường ĐH,CĐ đưa phương thức xét tuyển học bạ vào phương án tuyển sinh của mình nhưng số lượng chỉ tiêu chỉ chiếm 20 – 30% trong tổng chỉ tiêu của nhà trường.
Năm 2020, do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã phải lùi lịch học, tinh giản chương trình học, đồng thời Bộ GD&ĐT đã trình lên Chính phủ nhiều phương án trong thi tuyển THPT quốc gia.
Trước tình trạng này, nhiều trường đại học đã lên phương án tuyển sinh riêng như trường ĐH Bách khoa HN, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hàng Hải… cũng đã khiến nhiều thí sinh lo lắng.
Tuy nhiên, đa số các trường đại học vẫn mong muốn tổ chức thi kỳ thi, nhưng nếu trong trường hợp không thể tổ chức thi, một số trường đại học đã lựa chọn xét tuyển theo học bạ.
Thực tế kết quả học tập cho thấy, nhiều SV trúng tuyển diện học bạ vẫn có kết quả học tập tốt không khác so với thí sinh trúng tuyển theo các phương thức khác.
“Đầu vào mới chỉ là một yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, không phải là yếu tố quyết định. Trong quá trình đào tạo của các Nhà trường, có quá trình đào thải. SV nào yếu sẽ bị loại trong quá trình đào tạo” – PGS.TS Nguyễn Khắc Khiêm, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hàng Hải cho biết.
Năm 2020, Đại học Greenwich (Việt Nam) vẫn giữ nguyên hình thức xét tuyển học bạ, tuy nhiên, để tăng thêm cơ hội học tập cho thí sinh, trường mở rộng phạm vi xét tuyển: xét điểm tổng kết học bạ lớp 11 hoặc học kì I lớp 12 áp dụng với tất cả các chuyên ngành.
Dù năm học 2019-2020 chưa kết thúc, học sinh lớp 12 với kết quả học tập tốt ở học kỳ 1 vẫn sẽ có lợi thế đáng kể khi chọn xét tuyển đại học theo hình thức xét tuyển học bạ.
Cụ thể, thí sinh có điểm tổng kết lớp 11 hoặc kỳ 1 lớp 12 >= 6.5 đã có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào ngành học mà mình yêu thích. Đây là phương thức được một số trường đại học trong đó có trường Đại học Greenwich (Việt Nam) chính thức áp dụng. Tận dụng hiệu quả phương thức này, thí sinh sẽ có lợi thế đáng kể trong cuộc đua vào đại học.
Năm 2020, Đại học Greenwich (Việt Nam) có các chuyên ngành đào tạo:
- Công nghệ thông tin (BSC)
- Thiết kế đồ hoạ (BAGD)
- Quảng cáo & Tiếp thị số
- Quản trị Du lịch
- Quản trị kinh doanh với 4 chuyên ngành hẹp:
- Quản trị kinh doanh: ( BABM)
- Quản trị Marketing: (BABM)
- Quản trị tài chính: (BABM)
- Quản trị sự kiện: (BABM)
Từ những ngày đầu “mở cổng” đăng ký xét tuyển, nhiều phụ huynh và thí sinh đã đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại học Greenwich (Việt Nam) đồng thời kết hợp tham quan môi trường học tập.
Hiện Đại học Greenwich (Việt Nam) có 4 cơ sở tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Chủ động chọn ngành yêu thích, không lo thay đổi nguyện vọng
Nếu chỉ phụ thuộc vào một kỳ thi duy nhất, áp lực trước kỳ thi cộng dồn vào sự hồi hộp chờ đợi kết quả (thậm chí là chờ xét tuyển nguyện vọng bổ sung) có thể thí sinh sai sót trong quá trình đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng…, đánh mất cơ hội theo đuổi ngành học yêu thích. Thay vì vậy, việc chọn xét tuyển học bạ sớm giúp các bạn chủ động tối đa trong việc lựa chọn ngành học.