fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Lý Vật lý: Thuộc lòng lý thuyết vẫn không đủ !

Vật lý: Thuộc lòng lý thuyết vẫn không đủ !

0

Học thuộc chỉ làm đẹp cho Lý thuyết, hiểu bản chất vấn đề nó mới là điều mang tính cốt lõi, vì nhiều câu hỏi không phải lí thuyết mà sẽ là “vận dụng lí thuyết”. Vậy nên học sinh không hiểu thì sẽ trượt.

Học thuộc lòng mà không hiểu thì cũng trượt câu hỏi lý thuyết như thường!

Lỗi sai thường gặp của học sinh khi thi trắc nghiệm nói chung nó xuất phát từ 2 nguyên nhân: Khách quan và chủ quan. Khách quan là bài đó khó quá so với năng lực, hoặc lạ quá. Chủ quan là: đọc không kĩ đề, hấp tấp, hoặc thậm chí làm ra A nhưng lại chọn C…

Trong quá trình học và rèn luyện, thí sinh muốn chiến thắng bài thi thì trước hết phải chiến thắng bản thân ở chỗ phải loại bỏ hoàn toàn sai sót chủ quan.

Lí thuyết chiếm khoảng 60% số điểm của bài thi, tuy nhiên cần hiểu rằng có nhiều câu không có sự phân định quá rõ về lí thuyết và bài tập. Nghĩa là có thể kiểm tra lí thuyết thông qua một câu tính toán đơn giản. Về lí thuyết, để lấy điểm tối đa không phải là khó, trước hết chắc chắn rằng thí sinh phải hiểu rõ vấn đề: “Nó là gì? Nó như thế nào”, có lẽ mọi thứ cũng chỉ xoay quanh hai câu hỏi bản chất đó thôi.

Học thuộc chỉ làm đẹp cho Lý thuyết, hiểu bản chất vấn đề nó mới là điều mang tính cốt lõi. Vì nhiều câu hỏi không phải lí thuyết mà sẽ là “vận dụng lí thuyết” Vậy nên học sinh không hiểu thì sẽ trượt. Lời khuyên: học bản chất.

Một lời khuyên thôi: Mọi thứ phải đi từ bản chất !

Để làm nhanh bài toán, hiện nay thí sinh thường chọn học thuộc công thức giải nhanh. Đây là một kiểu ăn xổi, là hệ quả không mong muốn của phương pháp thi trắc nghiệm. Ở những thí sinh giỏi, họ giải nhanh vì hiểu bài toán, làm nhuần nhuyễn đến nỗi nắm bắt vấn đề nhanh, đưa ra công thức nhanh và chính xác. Còn một phần khác các em thường chọn cách học thuộc công thức với mỗi dạng, mà không biết con đường đưa ra nó, hay đơn giản là không hiểu nó. Điều này thật tệ, bởi đề ra chỉ “lách” một tí thôi là chết ngay. Nên vẫn một lời khuyên thôi là mọi thứ phải đi từ bản chất.

Làm thế nào cho kịp thời gian?

Các thí sinh cần tập cho mình có “phản ứng nhanh” – đây là tác phong của thi trắc nghiệm, vì câu trước vấn đề này câu sau vấn đề hoàn toàn khác, tất cả chỉ xảy ra cách nhau có hơn 1 phút. Trước khi thi cần xác định rõ điểm của mình kì vọng bao nhiêu để phân bổ thời gian. Với thí sinh bình thường, các bạn nên: chia bài làm thành 3 vòng rà soát từ đầu đến cuối, vòng thứ nhất cố gắng loại bỏ 30 câu trong 40 phút (là các câu dễ, đọc đề là định hướng ngay luôn đường đi đến kết quả, và trong tầm tay), vòng thứ hai 15 câu trong 35 phút (là các câu khó hơn), vòng thứ ba 5 câu cho 15 phút cuối cùng. Cứ tập phân loại và xử lí như thế. Đừng bao giờ mới vào làm đã làm ngay hoặc dừng quá lâu vào câu khó.

Kinh nghiệm vàng để tránh những lỗi sai

Đa số thí sinh rất ngại gặp phần điện xoay chiều vì kiến thức rộng và tính toán phức tạp. Kiến thức là quá trình tích lũy, không có đường tắt đâu, nên lời khuyên vẫn là hiểu và học bài bản thôi nhé.

Một kinh nghiệm vàng dành tặng cho các thí sinh: Khi chúng ta làm đề, chắc chắn sẽ có câu sai, và chính phần sai là phần các em học được. Thông thường, chúng ta chỉ quan tâm đến kết quả làm được mà quên rằng bản chất của việc học là học từ những cái sai. Ghi chép lại từng lỗi sai mình mắc phải, nghiêm khắc với bản thân với những lỗi sai chủ quan, mở rộng bản thân với những lỗi sai khách quan. Sai 1 câu nhỏ học lại 1 chương. Có như thế các bạn sẽ cảm thấy thi THPT Quốc gia không những dễ mà còn đầy vui thú.

Theo Bikipmuathi.vn

Comments

comments