fbpx
Home Giải bài tập Lớp 11 Văn mẫu lớp 11 Văn mẫu tập 2: Cảm nhận tác phẩm Tiếng mẹ đẻ – Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

Văn mẫu tập 2: Cảm nhận tác phẩm Tiếng mẹ đẻ – Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

0

Nội dung chính của bài chính luận Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức cho thấy Nguyễn An Ninh là người am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực ngôn ngữ nói chung. Tác giả đã có những nhận xét tinh tế về việc người An Nam sử dụng tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài (ở đây là tiếng Pháp); những lý giải thấu đáo và những giải pháp đúng đắn trong việc học tiếng nước ngoài của giới trí thức Việt Nam lúc bấy giờ.

Điều quan trọng nhất là bài chính luận đã nêu lên quan điểm đúng đắn của Nguyễn An Ninh về tiếng nói dân tộc trên nhiều phương diện. Ông chống lại thói Tây há lố lăng của không ít người An Nam lúc bấy giờ. Thói quen này làm tổn hại đến tiếng mẹ đẻ của dân tộc. Nguyễn An Ninh phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiêng nước mình nghèo nàn. Tuy đề cao tiếng Việt nhưng ông vẫn khuyến khích giới tri thức học tiếng nước ngoài. Ông có quan niệm hết sức đúng đắn rằng “Sự cần thiết phỉa biết một ngoại ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài cho mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình”. Ông đề cao sức mạnh của tiếng nói dân tộc, coi đó là người bảo vệ cho nền đọc lập dân tộc, như là yếu tố quan trọng để giải phóng dân tộc. Những ý kiến của Nguyễn An Ninh về tiếng mẹ đẻ đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nhất là từ gốc độ văn hóa.

Tuy nhiên, trong bài luận của mình, có lúc Nguyễn An Ninh đề cao quá mức vai trò của tiếng mẹ đẻ, đôi lúc thể hiện sự tuyệt đối hóa: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giải phóng các dân tộc bị thống trị”.Hai chữ nhất trong đoạn văn rõ ràng quá nhấn mạnh vai trò của tiếng mẹ đẻ trong câu khái quát chung. Khi cụ thể hóa vấn đề vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, ông lại viết: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”. Nói như vậy là tự đặt tiếng nói dân tộc lên vị trí quá cao, tách rời và xem nhẹ các yếu tố khác trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đó chính là hạn chế của bài chính luận này.

Comments

comments