Như rất nhiều nhà cách mạng khác ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Mục đích cuốì cùng của Phan Châu Trinh cũng là giành độc lập tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, mỗi người lựa chọn một con đường đi khác nhau. Bằng trực cảm, nhạy cảm của một trí thức, bằng tầm nhìn xa trông rộng của một người có tư tưởng dân chủ ông không lựa chọn con đường bạo lực mà kiên trì thực hiện: “Khai dân trí”, “Chấn dân chí”, “Hậu dân sinh” để tạo ra sức mạnh dân tộc. Tư tưởng ấy thể hiện rõ trong bài Đạo đức và luân lí Đông Tây, được viết năm 1925. Đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta khá tiêu biểu cho tư tường này.
Bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được ông diễn thuyết đêm 19-1-1925 tại nhà thanh niên ở Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Trong bài viết, Phan Châu Trinh đã đề cao tác dụng của đạo đức luân lý, khẳng định một những nguyên nhân để mất nước là mất đạo đức, luân lí truyền thống. Đoạn trích, ta có thể tóm lược ý của Phan Châu Trinh là: Trong thực tế, tinh thần dân chủ; ý thức cộng đồng ở nước ta còn thẩp, muốn trở thành hùng mạnh như các nước phương tây phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình trạng này. Rõ ràng, đây là cách đặt vấn để, giải quyết vấn đề chặt chẽ, sáng tạo, dễ thuyết phục.
Phần đầu của văn bản, Phan Châu Trinh chi rõ thực trạng đáng buồn của xã Việt Nam đầu thế kỉ XX là dân trí thấp. Điều này hoàn toàn đúng bởi vì chủ trương của người Pháp khi sang Đông Dương là thực hiện chính sách ngu dân dễ bể cai trị. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là cách viết của Phan Chu Trinh không chỉ đúng mà còn hay và giàu sức thuyết phục. Bắt đầu từ chỗ dân trí thấp nên một số hệ lụy kéo theo. Như tác giả, đó là: “Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”. Có nghĩa là tinh thần xã hội có ý thức cộng đồng ở nước ta “dốt nát hơn nhiều”. Hay đúng hơn là hầu như không được biết đến. Không sử dụng yếu tố lập luận và cách lập luận sắc sảo qua việc dùng biện pháp so sánh, lựa chọn từ ngữ… Tác giả còn bày tỏ thái độ xót xa, tâm trạng bức xúc, là thái độ của một con người giàu cái tâm, cái tình với đất nước. Thái độ Phan Chu Trinh thật đáng khâm phục dù ông đang hướng về các nước phương Tây để chủ trương “duy tâm”. Nhưng ông không phủ nhận đạo Nho, hơn thế, ta vẫn thấy ông nói về nó với thái độ trân trọng. Điều này một lần nữa thể hiện rõ quan điểm của ông. Đổi mới nhận thức của người dân theo hướng hiện đại để theo kịp xu thế nhưng không đồng nghĩa với việc xa rời lối sống và học phương Đông. Phải chăng, ông là người rất thức thời ở điếm này khi sau ông gần một kỉ, trong xu thế hội nhập, chúng ta cũng luôn chủ trương “hòa nhập mà không hoà tan”.
Sau khi chỉ ra thực trạng tăm tối về đời sống tinh thần, ý thức xã hội và cộng đồng ở nước ta, tác giả đã lấy chuẩn mực là các nước phương Tây đê so sánh. Tác giả chỉ lấy một ví dụ nêu một biểu hiện đã trở thành nếp sống: “Bên Pháp, mỗi khi có người quyền thế hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay một hội nào, thì ngiười ta kêu nài hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công trình mói nghe”. Hiện tượng này rõ là xa lạ với người Việt Nam thời đó. Xa lạ bởi theo tác già họ có “đoàn thể”, có “công đức” – nghĩa là họ có cộng đồng, có ý thức xã hội, hay đúng hơn là dân trí đã phát triển ở mức cao. Rõ ràng đây là điểm yếu, là điều xa lạ với con người Việt Nam như trên đã nói.
Vậy thực trạng của cái gọi là ý thức xã hội, ý thức cộng đồng thiếu ở nước ta là gì? Theo như tác giả chỉ ra, ta nhận thấy một thực tê: “ai chết mặc ai, sống khép kín, bo bo một mình”. Tuy nhiên, điều đáng nói là tác giả không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra biểu hiện, ông còn tìm trong căn nguyên của nó. Ngược lại xa xưa, ta thấy rõ cha ông ta không dạy như thế. Câu tục ngữ: “Không ai bẻ đũa cả nắm” mà tác giả diễn tả chứng tỏ điều đó. Nghĩa là, “dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, biết góp gió thành bão, giụm cây làm rừng…”. Cuối cùng, nguyên nhân chính là do kẻ cầm cân nảy mực mấy trăm năm trở lại đây. Bọn họ vì mắc căn bệnh mẫn “ham quyền tước, ham bả vinh hoa” chi biết có vua, không biết có dân, chỉ lo nịnh vua không tròn việc chăm dân. Dạy đã mấy ai thậm chí còn “phá tan tành đoàn thể của quốc gia”.
Đọc văn bản, ta còn nhận ra rất rõ thái độ của Phan Châu Trinh. Ông càng ghét, khinh bỉ bọn này đến tột độ. Bắt đầu từ cách gơ là “đám” “kẻ”, “bọn” tất cả chúng đều “lúc nhúc” như giòi bọ. Rồi đến giọng văn mỉa mai, ghê tởm khi nói về bọn ham bả vinh hoa: “Dâu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai, đội mũ, có kẻ áo rộng, khăn đen lúc nhúc lay dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong? Giọng văn xót xa khi nói vẽ người dân: “Dân khôn mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu, quan lại càng phi quý!” Nghĩa là ông đã chỉ ra, bày tỏ thái độ trước mối liên hệ giữa cái phú quí của quan lại và cái khốn khổ của dân. Tuy nhiên, cái khổ của Phan Châu Trinh chi ra không chỉ là chuyện cơm áo. Khốn khổ nhất với họ là họ đang bị “ngu đi mà không hê biết”, họ không còn đủ khôn để phân biệt. Những kẻ ham phú quí, ham bả vinh hoa kia, vì quyền lợi của họ, họ đã dẫm đạp lên người dân, từ thành thị đến thôn quê vì xét cho cùng “dân càng nô lệ… bọn quan lại càng phú quý”. Nguy hại hơn, cái thói hám quyền tước, lợi lộc như một thứ đại dịch, lan tràn, cá người học chữ Nho đến chữ Tây, từ thôn quê đến chốn thị thành, thử hỏi đại dịch ấy bao giờ chấm dứt? Thử hỏi, ai sẽ là người đem thuốc trị cho con bệnh hiểm ấy? Đứng trước thực tại đó, ông đã phải thốt lên: “Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có cũng là vì thế!”. Kết thúc bài viết là một lập luận đông thời cùng là một lời kêu gọi. Các vấn đề được liên kết theo kiểu móc xích. Để độc lập thì phải có đoàn thể và để ó đoàn thế thi phải “truyền bá Xã hội chủ nghĩa”, phải giác ngộ đồng bào, khơi gợi đoàn kết. Chi có như thế dân tộc Việt Nam mới có đủ sức mạnh để đánh đuổi kẻ xâm lăng, mới thoát kiếp nô lệ.
Đọc bài văn của Phan Chu Trinh người đọc bị thuyết phục bởi cái tâm với đất nước, với nhân dân, với sự nghiệp vĩ đại và khát vọng độc lập cho dân tộc. Cái tâm ấy được thể hiện qua cái tài diễn thuyết, qua cách lập luận chặt chẽ ngôn ngữ trong sáng mà gọi cảm. Bởi thế dù con đường cách mạng ông đã đi chưa thực sự đem lại độc lập do dân tộc Việt Nam, nhưng mãi mãi lịch sử ta con người đất Việt biết ơn và tự hào về ông.