fbpx
Home Giải bài tập Lớp 11 Văn mẫu lớp 11 Văn mẫu tập 1: Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục (bài 1)

Văn mẫu tập 1: Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục (bài 1)

0

Đề bài: Cảm nhận của em về truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan.

Bài làm 1

Cái duyên văn tự của Nguyên Công Hoan là ở những nụ cười trào phúng qua hàng loạt truyện ngắn đặc sắc, nhất là những tác phẩm được ông viết trong thời kì Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939). Tiếng cười trong tác phẩm của Nguyên Công Hoan mang tính chất chiến đấu và ý nghĩa phê phán sâu sắc.

Truyện ngắn “Tinh thần thể dục” là một truyện ngắn đặc sắc, khác nào một truyện cười dân gian, một màn hài kịch có sáu lớp, lớp nào cũng đầy mâu thuẫn, đầy nghịch lí 1 đến tức cười, buồn cười!

Lí trưởng lo sốt vó khi nhận được trát của quan huyện Lê Thăng. Lo “bị cữu” nếu không bắt đủ 100 người đưa lên sân vận động huyện đúng 12 giờ xem cuộc đá bóng 1 thi. Làng Ngũ Vọng lại phải có năm lá cờ (cờ phướn, cờ thần?) sẵn sàng từ 10 giờ 1 sáng. Trát quan chứ phải lời nói vu vơ đâu? Dưới chính sách khai hoá của ông Tây, 1 đám dân ngu khu đen của làng Ngũ Vọng lại phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh, và phải vổ tay luôn luôn, nghe trát quan mà thầy lí không bứt tai vò đầu sao được? Cái hạn ngày 19 mars này đã đến rồi!

Lí trưởng và bọn người tuần như lũ đầu trâu mặt ngựa – chạy như cờ lông công! Đám dân đen sẽ mở mày mỏ mặt, sẽ hạnh phúc phúc biết bao vì được xem cuộc đá bóng thi “nhiều chiến tướng đá rất hay mọi nhẽ

Với anh Mịch, đi xem đá bóng sẽ mất một ngày công, “phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị”, nếu không sẽ bị ông Nghị “đánh chết”, ông ấy “ghét”, vợ con sẽ “chết đói”. Cái mặt “nhăn nhó” đến thảm hại, tiếng van xin nghe thật ai oán: “Lạy ông, ông làm phúc tha cho con…”, “cấn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy…”, Lí trưởng “giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời” dậm doạ: “chết đói hay chết no tao đây không biết… Hôm ấy, mà mày không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu”. Người dân khốn nạn như anh Mịch thì bị bắt đi xem đá bóng khác nào bị bắt đi phu. Cái tinh thần thể dục của anh ta là như thế đó!

Bác Phô trai cũng được thầy lí “ưu ái” cho đi xem đá bóng. Nhưng bác ta đang ốm, làm sao đi bộ được “những chín cây lô mếch”. Dù vợ con cố van xin, nhưng với thầy lí thì không thể hoãn được: “Ôm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à?ụ Thầy lí ác khẩu hay nhà văn ác khẩu? Ai nghe được câu nói ấy cũng phải bật cười về sự thô lỗ cửa thầy lí, bật cười về cái tinh thần thể dục của đám dân đen nô lệ! Đã có một thời vua cấm đàn bà mặc váy đi ra ngoài đường:

Chiếu từ trong nớ ban ra,

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.

Không đi thì chợ không đông,

Đi thì phải mượn quần chồng sao đang.

Có quần ra quán bán hàng,

Không quần ra đứng đầu làng trông vua.

Ca dao

Bác Phô gái thật “sáng kiến” xin nghỉ buổi chợ để đi xem đá bóng thay chồng, nhưng không thể được. Thầy lí cho biết: “Phải là đàn ông kia. Chứ nữ nhân ngoại tộc, ai kể”, Chi tiết này cũng rất hóm hỉnh phản ánh tinh thần thể dục của dân ta!

Kẻ có máu mạt như bà cụ phó Bính thì phải thuê thằng Sang đi thay con mình, nhưng đã phải biện một cái lễ “ba hào” dâng cho thầy lí. Ông ta “nhăn mặt, nhặt ba hào, bỏ túi” rồi nói một cách khó đễ: “Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm. Việc quan nào phải việc chơi”. Đây cũng là một chi tiết trào phúng không chỉ có giá trị châm biếm cái tinh thần thể dục của dân An Nam mà cộn đả kích thói ăn bẩn của bọn quan lại, hào ĩí ngày xưa. Người đọc lại nhớ đến hình ảnh quan phụ mẫu vừa đòi tiền anh Pha vừa đưa tay vét cái đĩa không để trước mặt ba bốn lần, nhớ tới chuyện huyện Hình ăn bẩn đồng hào của con mẹ Nuôi. Những đòn đả kích của Nguyễn Công Hoan lúc nào cũng sắc nhọn, hóm hỉnh.

Thằng Cò cũng được ông lí bắt đi xem đá bóng. Hắn đi xem đá bóng thì sẽ mất một buổi làm, con hắn sẽ chịu đói. Vả lại, hắn “không mượn đâu được quần áo” để đi! Hắn phải trốn trong đống rơm khi nghe tiếng ông lí quát, ông lí nói oang oang, khi tiếng dạ râm ran của bọn tuần cất lên “giữa những tiếng chó rống dậy”. Hình ảnh cha con thằng Cò thật thảm hại: thằng bé con nhắm nghiền mắt, ôm chặt lấy bố, sợ quá không khóc được; còn thằng Cò bị bọn tuần “ỉôỉ xềnh xệch” điệu ra đinh. Với thằng Cò thì việc phải đi xem đá bóng là một tai hoạ. Không đi cũng không được, trốn tránh cũng không xong. Hắn sẽ bị ông lí “đánh sặc tiết”.

Đoạn thứ sáu, ông lí xuất hiện trên sân khấu hề. Ông đã “săn”, đã “tróc”, đã quát tháo om sòm mấy ngày liền thế mà cũng chỉ bắt được 94 người. Ồng bắt “94 thằng” phải xếp hàng năm đi lên huyện xem đá bóng. Bọn tuần phải đi kèm, còn ông thì “lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh”. Thiếu những sáu người, sao thầy lí chẳng lo, thầy đã “tuân cứ’ nhưng khổ vì nỗi cái tinh thần thể dục của đám dân ngu khu đen Ngũ Vọng chỉ có rứa! Không khéo thầy lí sẽ “bị cữu”, bị mất triện đồng! Ở cái lớp thứ sáu của màn kịch, ta được nghe hai lần ông lí “nghiến răng” nói, trợn mắt chửi:

Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm.

– Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!

Miệng ông lí quả là sang “cố gang cố thép”. Ông đã nói lên sự thật đến đau lòng và buồn cười về cái tinh thần thể dục của dân An Nam dưới sự bảo hộ và khai hoá của thực dân Pháp.

Nguyên Công Hoan đã vạch trần những nghịch những mâu thuẫn để châm biếm và đả kích tính chất bịp bợm của “phong trào thể dục thể thao” mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ nhằm đánh lạc hướng thanh niên ta hồi đó. Khi dân đói khổ, cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc, ốm đau không có thuốc thì ai dở hơi mới đi xem đá bóng!

“Tinh thần thể dục là một truyện ngắn đặc sắc và độc đáo thể hiện bút pháp nghệ thuật trào phúng sắc nhọn của Nguyễn Công Hoan. Nó còn chứa đựng một ý vị triết lí sâu xa để mọi người cùng nghĩ về mọi cái phù phiếm trong xã hội.

Comments

comments