fbpx
Home Tin tuyển sinh Tuyển sinh đủ chỉ tiêu bằng mọi giá: Vì quyền lợi của ai?

Tuyển sinh đủ chỉ tiêu bằng mọi giá: Vì quyền lợi của ai?

0

Không chỉ các trường ngoài công lập mà các trường ĐH công lập cũng phải tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu bằng xét học bạ trong mùa tuyển sinh năm nay. Tuyển đủ chỉ tiêu bằng mọi giá đang là cuộc cạnh tranh đầy mâu thuẫn giữa các trường ĐH hiện nay. Liệu cuộc đua này đang vì quyền lợi thí sinh hay quyền lợi của chính trường mình?

Không chỉ các trường ngoài công lập mà các trường ĐH công lập cũng phải tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu bằng xét học bạ trong mùa tuyển sinh năm nay. Tuyển đủ chỉ tiêu bằng mọi giá đang là cuộc cạnh tranh đầy mâu thuẫn giữa các trường ĐH hiện nay. Liệu cuộc đua này đang vì quyền lợi thí sinh hay quyền lợi của chính trường mình?

Trong khi đó, trường ĐH Lâm nghiệp có một số ngành trùng với Học viện Nông nghiệp cũng xét tuyển bổ sung đợt 1 với tất cả các ngành đào tạo của trường. Từ năm trước, trường đã xét tuyển bằng hai phương thức là kết quả thi THPT quốc gia và xét kết quả học tập THPT. Tại ĐH Thủy lợi, ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng đào tạo của trường cho biết, đã có 860 thí sinh đến đăng ký xét tuyển bổ sung. Trong số này, cũng có một số thí sinh đạt điểm cao ở mức 24 – 25 điểm. Tuy nhiên, mức điểm phổ biến nhất là 19-20 điểm. Còn trường ĐH Đại Nam cũng đang tuyển bổ sung đợt 1. Đại diện nhà trường cho biết, kết thúc mùa tuyển sinh, trường tuyển đạt 1.000/1.600 chỉ tiêu là thắng lợi.

Khi công cụ quản lý không đủ mạnh

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng đào tạo ĐH Thủy lợi thì năm nay, phương thức xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, không giới hạn số trường đã gây khó khăn cho các trường top giữa và top dưới. Tuy nhiên, theo lý giải của phía Vụ giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT thì trong số 110.000 thí sinh trúng tuyển đợt 1 nhưng không nhập học có nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân là thí sinh đi du học và đi xuất khẩu lao động. Theo tính toán, thì năm nay, số lượng thí sinh đi du học chiếm tỷ lệ lớn, đặt biệt là hai nước Mỹ và Úc. Còn đứng dưới góc độ một trường CĐ, ông Nguyễn Xuân Sang, trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội cho biết một phần thí sinh đi du học nhưng cũng có một phần không nhỏ thí sinh tốt nghiệp xong THPT đi xuất khẩu lao động tại một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…

Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cho rằng đang có lỗ hổng trong khâu quản lý của Bộ GD&ĐT. Tại thông tư số 32 được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2015 quy định về việc xác định chỉ tiêu đối với các cơ sở giáo dục ĐH có đưa ra 3 tiêu chí để xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Thứ nhất là số sinh viên trên giảng viên quy đổi theo khối ngành. Thứ hai diện tích sàn xây dựng phục vụ trực tiếp cho đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở giáo dục tính trên 1 sinh viên. Thứ ba là quy mô sinh viên chính quy  tối đa. Với tiêu chí thứ 3, khối ngành Sức khỏe được Bộ quy định quy mô không vượt quá 8.000, khối ngành nghệ thuật không vượt quá 5.000, các khối ngành còn lại không vượt quá 15.000. Tuy nhiên, sau hai năm thông tư 32 ra đời, đến nay, các cơ sở giáo dục ĐH chỉ dựa vào 2 tiêu chí đầu để xác định chỉ tiêu. Còn tiêu chí thứ ba, Bộ và các trường đều “lờ” đi không đề cập tới. “Ví nếu xét tiêu chí 3, thì rất nhiều trường đang vượt quy mô 15.000 sinh viên chính quy.  Nếu Bộ đưa ra quy định nhưng không phù hợp, Bộ phải sửa. Nhưng đã hai năm nay, Bộ không nói quy định đó bất hợp lý, không được áp dụng hay như thế nào. Quy định một đằng nhưng thực hiện vẫn một nẻo” – vị chuyên gia này cho hay.

Cũng chính vì đưa ra quy định nhưng không thực hiện nên quy mô một số trường tiếp tục tăng lên. Thậm chí, có trường chỉ tiêu hơn 6.000 nhưng để đạt được đủ chỉ tiêu, trường quyết định gọi nhập học tới hơn 8.000 thí sinh. Tuyển đủ chỉ tiêu bằng mọi giá đang là cuộc cạnh tranh đầy mâu thuẫn giữa các trường ĐH hiện nay. Trong khi đó, công cụ quản lý lại không đủ mạnh, không đủ thực tế để  tạo hành lang bình đẳng cho các trường hoạt động. Đảm bảo quyền lợi cho thí sinh nhưng thực chất cuối cùng là đảm bảo quyền lợi đủ chỉ tiêu cho các trường ĐH.

Theo Tienphong

Comments

comments