Ngành Công nghệ thông tin vẫn chưa bao giờ hết “hot” trong hệ thống các ngành nghề đào tạo. Đặc biệt, với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự ưu tiên phát triển từ Chính phủ, Công nghệ thông tin được đẩy lên top những ngành có thí sinh đăng ký dự thi cao.
Tốt nghiệp ngành CNTT có dễ xin việc không?
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020 Việt Nam cần 1 triệu nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin. Tính đến năm 2018, cả nước còn thiếu khoảng 400.000 nhân lực cho lĩnh vực này.
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, được đào tạo bài bản, vừa vững kiến thức chuyên môn vừa có khả năng ngoại ngữ. Vì vậy bên cạnh việc chọn ngành, thí sinh còn phải cân nhắc việc chọn nơi đào tạo phù hợp.
Tốt nghiệp ngành CNTT làm được những công việc gì?
Với độ phủ sóng rộng rãi của Công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực, tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có nhiều lựa chọn công việc như:
- Nhân viên quản trị mạng: quản trị hệ thống thông tin, an ninh mạng trong các cơ quan, tổ chức.
- Lập trình viên: viết và phát triển các phần mềm ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại.
- Nhân viên kiểm tra phần mềm: Kiểm tra, dùng thử phần mềm để tìm lỗi trước khi xuất bản.
- Giảng viên công nghệ thông tin: giảng dạy các bộ môn liên quan đến ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm tin học,…
- Tự mở công ty chuyên lắp đặt các hệ thống an ninh mạng.
Với số lượng công việc đa dạng, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể lựa chọn làm việc tại nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau như:
- Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin.
- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.
- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp.
- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng.
- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí,…
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.
Chọn nghề đối với bản thân mỗi người là một việc hết sức quan trọng, vì vậy bất cứ thông tin nào liên quan đến công việc yêu thích, chúng ta cũng nên tham khảo để nắm rõ thông tin ngành nghề và đưa ra quyết định chính xác nhất.
Tại Đại học Greenwich (Việt Nam), sinh viên ngành Công nghệ thông tin sẽ trải qua giai đoạn thực tập 4 – 8 tháng tại các công ty, tập đoàn đối tác của FPT, được tham gia vào các dự án với các quy mô khác nhau để cọ xát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Ngoài kiến thức chuyên ngành về IT, Đại học Greenwich (Việt Nam) đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên. Với 100% giáo trình và giờ giảng dạy bằng tiếng Anh hoàn toàn, sinh viên nhanh chóng nâng cao khả năng và phản xạ tiếng Anh của mình. Đồng thời, sinh viên sẽ được trau dồi những kĩ năng, tố chất cần thiết cho công việc trong tương lai: nhạy bén với công nghệ, khả năng tư duy phân tích, khả năng tối ưu hoá, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ để nắm bắt được những thông tin công nghệ toàn cầu.