Học viện Ngoại giao Việt Nam vừa công bố phương án tuyển sinh 2022, Học viện dự kiến xét tuyển 2200 chỉ tiêu, lấy hơn 50% thí sinh theo phương thức xét tuyển Chứng chỉ quốc tế và mở ngành mới là Châu Á – Thái Bình Dương học.
Theo đó, Học viện Ngoại giao tuyển sinh 2022 theo 5 phương thức: Xét tuyển thẳng và Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (3%); Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và Kết quả học tập THPT (52%); Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT (15%); Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (25%) và Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT và Phỏng vấn (5%). Trong đó mỗi phương thức xét tuyển có chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp một phương thức không tuyển đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương thức khác.
Thêm vào đó, ngành Truyền thông Quốc tế của Học viện Ngoại giao từ năm nay sẽ phân 2 nhánh đào tạo chuyên sâu là Truyền thông Marketing quốc tế và Truyền thông Quốc tế chuyên nghiệp. Sinh viên sẽ được lựa chọn 1 trong 2 chuyên sâu để theo học.
2 ngành mới của Học viện Ngoại giao là Châu Á – Thái Bình Dương học và ngành Luật thương mại quốc tế.
Chỉ tiêu của từng ngành Học viện Ngoại giao 2022 như sau:
Các tổ hợp xét tuyển theo từng ngành được phân bổ như sau:
Đối với phương thức Xét tuyển kết hợp Chứng chỉ quốc tế và Kết quả học tập THPT, thí sinh cần có điểm IELTS Academic từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 70 điểm, SAT từ 1200 và ACT từ 25 điểm. Đối với Chứng chỉ tiếng Pháp, thí sinh cần bằng DELF – B1 trở lên hoặc TCF từ 300 điểm. Ngoài ra, thí sinh có thể dùng các Chứng chỉ khác để xét tuyển là Chứng chỉ tiếng Trung Quốc HS4 (mức điểm từ 270), Chứng chỉ tiếng Hàn Quốc Topik 3 trở lên và Chứng chỉ tiếng Nhật Bản từ N3 trở lên.
Năm ngoái, ngành Truyền thông Quốc tế của Học viện Ngoại giao có mức điểm chuẩn cao nhất là 27,9.