fbpx
Home Featured Thi THPT Quốc gia 2016: Có nên bỏ điểm ưu tiên và cạnh tranh công bằng?

Thi THPT Quốc gia 2016: Có nên bỏ điểm ưu tiên và cạnh tranh công bằng?

0

Quy chế thi THPT 2016 đã được Bộ GD&ĐT ban hành trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, tuy nhiên, Quy chế không hé lộ những thông tin liên quan đến việc cộng điểm ưu tiên.

Một số nguồn tin cho rằng, cơ chế cộng điểm ưu tiên năm nay vẫn giữ ổn định giống như năm 2016. Nhưng thí sinh, nhà trường và các bậc phụ huynh vẫn mong chờ văn bản chính thức của Bộ.

Việc Quy chế thi THPT 2016, không đề cập đến vấn đề này khiến nhiều thí sinh hoang mang, không rõ quy định về cộng điểm được duy trì như năm 2015 hay sẽ có những điều chỉnh trong thời gian tới. Trước đó, Bộ GD&ĐT đã có dự thảo liên quan đến việc cộng điểm này với 2 phương án thay đổi, cụ thể như sau:

  • Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 điểm; giữa hai khu vực liền kề là 0,5 điểm.
  • Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa 2 nhóm đối tượng kế tiếp là 0,5 điểm; giữa hai khu vực liền kề là 0,25 điểm.

Diem uu tien thi dai hoc 2016

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà giáo giàu kinh nghiệm trong ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT cần cân nhắc kỹ lưỡng vấn đề này để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh. Ngoài hai phương án dự thảo của Bộ nhiều chuyên gia đã đưa ra những đề xuất mang tính tích cực và cầu thị. Mục tiêu chung của tất cả các phương án này là rút ngắn khoảng cách chênh lệch vùng miền, tạo điều kiện cho các thí sinh ở khu vực khó khăn, hỗ trợ các trường trong công tác xét tuyển…

Hạ điểm chuẩn cho đối tượng ưu tiên

PGS – TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đề xuất Bộ nên tính điểm ưu tiên theo sức học của thí sinh diện ưu tiên và không ưu tiên. Việc giảm điểm chuẩn cho các đối tượng ở khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số cũng là một cách làm nhân văn. Tuy nhiên, phương án này cung tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các thí sinh khác, nếu Bộ GD&ĐT không có phương pháp đánh giá phù hợp

PGS – TS cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là thí sinh đó có đủ thực lực để theo học tại trường hay không. Nếu không đủ điều kiện thì ưu tiên vừa không có lợi cho thí sinh lại gây khó dễ cho công tác tuyển sinh và đào tạo của trường. Để công bằng, trước khi ưu tiên cho đối tượng nào, nên căn cứ vào kết quả học tập của các em trong nhiều năm trước đó.

Nên điều chỉnh chính sách ưu tiên theo khu vực

Theo thống kê của các trường Đại học, lượng thí sinh trúng tuyển năm 2015 theo diện ưu tiên chiếm tỷ lệ khá cao. Có trường chiếm đến hơn 60%. Trong đó chủ yếu là đối tượng được hưởng ưu tiên theo khu vực. PGS – TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, kiến nghị Bộ chỉ nên điều chỉnh chính sách ưu tiên theo khu vực.

Theo ông nên bỏ chế độ cộng điểm cho các vùng ven biển, tập trung vào các vùng trũng, biên giới, hải đảo. Thang điểm ưu tiên cũng nên rút ngắn mức chênh lệch so với trước, hợp lý nhất là giảm đi 1/2 ví dụ khu vực 1 được cộng 0,75 thay vì 1,5 điểm.

Ưu tiên cho các trường địa phương

Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Đại học Nông lâm TP HCM, việc ưu tiên theo khu vực là xứng đáng khi mà điều kiện học tập, chất lượng giáo viên chênh lệch khá nhiều giữa các vùng miền, khu vực trên cả nước. Chính vì thế, nên cho các em học sinh ở khu vực khó khăn được ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng của địa phương. Đây chính là nguồn nhân lực của địa phương trong tương lai, những người sẽ góp phần xây dựng kinh tế, xã hội của chính địa phương mình.

Để các trường tự chủ

Năm nay, Bộ GS&ĐT tiếp tục cho phép các trường tự chủ trong việc tuyển sinh, chính vì thế theo TS Nguyễn Kim Quang, Hiệu phó trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP HCM, nên để các trường tự quyết định trong việc cộng điểm ưu tiên.

Hiện nay, chính sách ưu tiên khu vực chưa phán ánh đúng điều kiện học tập của các thí sinh. Thực tế có những em là học sinh dân tộc thiểu số, nhưng lại có điều kiện được học tập tại các thành phố lớn, khi đi thi vẫn được hưởng ưu tiên. Như vậy là thiếu công bằng cho các học sinh khác.

Mỗi trường được đưa ra thang điểm cộng dựa trên thực lực thí sinh đăng ký vào trường. Bộ GD&ĐT chỉ cần đưa ra khoảng điểm ưu tiên chung, còn mức chênh lệch, đối tượng ưu tiên ra sao sẽ do các trường tự quyết.

Phải giảm mức chênh lệch ưu tiên khu vực

Ưu tiên theo hộ khẩu (khu vực) hiện nay đã không còn hợp lý. Nó không phản ánh đúng điều kiện học tập của thí sinh, khi mà có nhiều em ở nông thôn, vùng sâu vùng xa nhưng vẫn có điều kiện ra thành phố học tập. TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng đào tạo Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng, nên căn cứ vào trường thí sinh theo học THPT để xét ưu tiên.

Để hợp lý hơn trong việc phân chia khu vực 1, 2, 3… Bộ nên đưa ra những tiêu chí đánh giá rõ ràng trước khi quyết định mức điểm ưu tiên theo khu vực. Khoảng cách chênh lệch nên rút ngắn lại xuống mức 0,25 điểm để đảm bảo công bằng cho các em khác.

Comments

comments