Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (4 câu thơ đầu): khởi nguồn cho tâm trạng tương tư
– Phần 2 (12 câu tiếp theo): giãi bày tâm sự tương tư
– Phần 3 (còn lại): ước mơ muôn đời của tình yêu đôi lứa
Câu 1: Nỗi nhớ mong và những lời kể lệ, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai.
– Nhớ nhung da diết thành bệnh tương tư:Thành ngữ “chín nhớ mười mong” chỉ sợ nhớ nhung rất nhiều.
– Kể lệ, trách móc cũng chỉ là để bộc lộ nỗi tương tư của mình. Những câu hỏi tu từ xoáy vào lòng người nghe: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? – Có xa xôi mấy mà tình xa xôi? Âm điệu câu hỏi biến thành lời than.
– Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sốt ruột:
Ngày qua ngày lại qua ngày Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
+ Câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày” ngắt nhịp 3/3, chữ “lại” trở thành điểm nhấn của ngữ điệu diễn tả nhịp thời gian cứ trôi mà sự trông chờ càng vô vọng, chán ngán.
+ Lấy sự chuyển đổi màu sắc cây lá “lá xanh” đã thành “lá vàng” để chỉ thời gian chờ đợi. Ở câu trên còn tính từng ngày, câu dưới đã thấy những mùa đi qua. Thời gian chờ đợi dài theo nỗi tương tư nên héo mòn,vô vọng, vô vàng. Cách diễn tả thật tinh tế và giàu ý nghĩa nhưng vẫn dễ cảm nhận.
– Mơ tưởng, ước vọng xa xôi:
Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
+ Trong ao ước đã có mầm vô vọng: hình ảnh bến, hoa (cố định) – đò, bướm (di chuyển) thật khó mà “gặp” được nhau.
+ Chàng trai quê sống trong nỗi tương tư nhưng vẫn gửi theo gió nỗi niềm ước vọng xa xôi:
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Lẽ ra phải nói “cau thôn Đoài” nhớ “trầu thôn Đông” nhưng không dám chắc, đành nói lệch đi. Nhưng nỗi lòng nhớ nhung thì từ đầu đến cuối bài thơ đều không thay đổi.
Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình trải suốt bài thơ nhưng đến tận cuối bài thơ vẫn chưa được đền đáp. Chính vì thế nó tạo nên cái cớ cho dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách tha thiết và sâu sắc.
Câu 2: Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh ví von ở bài thơ này có những điểm đáng lưu ý.
– Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành.
– Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến, đò, hoa, bướm, trầu – cau.
– Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn chàng trai quê.
Câu 3:
Trong thơ Nguyễn Bính “có hồn xưa đất nước” (Hoài Thanh). Điều đó được thể hiện ở cách biểu hiện cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu đậm màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.