Câu 1:
– Những nội dung mà bạn học sinh dự định tóm tắt văn bản Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay của Huy Cận chưa đầy đủ, cần thêm nội dung: “Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt“.
Câu 2: Bài Một thời đại của thi ca của Hoài Thanh:
– Chủ đề nghị luận: Tinh thần Thơ Mới.
– Mục đích nghị luận: khắc họa tinh thần thơ Mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta “chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân,là tình yêu tha thiết tiếng Việt.
– Bố cục văn bản:
+ Phần mở bài: Câu đầu “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần Thơ mới“.
+ Phần thân bài: gồm các ý:
++) Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới và xác định cách tiếp cận đúng đắncần phải có.
++) Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.
++) Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.
+ Phần Kết bài: Nhấn mạnh tinh thần Thơ mới.
– Tóm tắt thành văn bản:
Muốn đi tìm tinh thần thơ mới thì phải sánh bài hay với bài dở và phải nhìn vào đại thể. Về đại thể thì tinh thần thơ xưa ở chủ thể ta, tinh thần thơ mới ở trong chữ tôi. Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, cá nhân bị rẻ rúng.Giờ đây, cái tôi với ý nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện giưa thi đàn Việt Nam, những nó đáng thương và tội nghiệp.
Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và xôn xao như thế. Cũng lòng tự tôn, thơ mới mất luôn cả cái bình dân thuở trước, lại thiết tha về đại thể thì tinh thần thơ xưa.
Đó là bi kịch của các nhà thơ mới. Bi kịch ấy họ gửi vào tình yêu tiếng Việt, do đó trong thất vọng sẽ nẩy mầm hi vọng, bởi tinh thần nòi giống chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt, họ thấy cần phải về dĩ vãng để vin vào những gì bất lực đủ để đảm bảo cho ngày mai.