fbpx
Home Tin tuyển sinh So sánh học phí các trường Đại học kinh tế năm 2020

So sánh học phí các trường Đại học kinh tế năm 2020

0
So sánh học phí các trường Đại học kinh tế năm 2020

Các trường kinh tế đều chia thành rất nhiều hệ với mức học phí từ khoảng 40 triệu cho tới hàng trăm triệu đồng cho khóa học 4 năm.

Đại học Ngoại thương

Trường tuyển 3.990 sinh viên cho ba cơ sở ở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh. Trong đó, chỉ tiêu tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT là 1.955.

Học phí dự kiến năm học 2020-2021 với chương trình đại trà là 18,5 triệu đồng một năm. Với các chương trình chất lượng cao, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, học phí dự kiến là 40 triệu đồng một năm. Học phí chương trình tiên tiến là 60 triệu đồng.

Học phí các chương trình dự kiến được điều chỉnh hàng năm không quá 10%.

Năm ngoái, điểm trúng tuyển Đại học Ngoại thương cao nhất là 26,25.

Đại học Kinh tế quốc dân

Năm nay, Đại học Kinh tế quốc dân tuyển 5.800 sinh viên, trong đó 3.480 em sẽ được tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT (60%).

Học phí hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2020-2021 không tăng so với năm học 2019-2020, giữ 14-19 triệu đồng trong khi học phí các chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc học bằng tiếng Anh là 40-80 triệu đồng, cụ thể như sau:

Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường từ 21,5 đến 26,15 đối với các ngành tính điểm theo thang 30. Các ngành lấy điểm theo thang 40 đều lấy trên 31 điểm.

Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Năm nay, trường tuyển 1.200 chỉ tiêu hệ đại học chính quy chương trình đào tạo chất lượng cao, trong đó 1.100 chỉ tiêu theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Học phí hệ này là 3,5 triệu đồng một tháng, tương ứng 35 triệu đồng một năm.

Ngoài ra, trường tuyển 100 sinh viên chương trình liên kết quốc tế, do Đại học Troy (Mỹ) cấp bằng, với mức học phí 11.979 USD/khóa (khoảng 280 triệu đồng).

Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường từ 23,45 đến 31,06 tính theo thang 40. Riêng ngành Kinh tế phát triển tính theo thang 30, lấy 23,5 điểm.

Đại học Thương mại

Đại học Thương mại tuyển 4.300 chỉ tiêu ở ba chương trình đại trà, chất lượng cao và chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù. Trường sử dụng ba phương thức tuyển sinh gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia với kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Học phí Đại học Thương mại năm 2020-2021 không tăng so với năm ngoái. Theo đó, học phí chương trình đại trà hơn 15,7 triệu đồng, chương trình chất lượng cao hơn 30,4 triệu và chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là 18,9 triệu đồng một năm.

Điểm chuẩn vào trường năm ngoái là từ 20,5 đến 23,7.

Học viện Tài chính

Năm nay, Học viện Tài chính tuyển 4.200 chỉ tiêu, trong đó xét tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT, xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT ít nhất 50%, số còn lại xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Học phí chương trình chuẩn năm nay dự kiến là 12 triệu đồng, từ năm 2021-2022 học phí sẽ được điều chỉnh theo quy định của Nhà nước nhưng không vượt quá 16 triệu đồng.

Học phí đối với chương trình chất lượng cao là 180 triệu đồng, tức 45 triệu một năm. Những sinh viên thuộc diện tuyển sinh đặt hàng, 3 tây (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ), bộ đội gửi học, học phí 4 năm tạm tính là 160 triệu đồng (trung bình 40 triệu một năm).

Học phí các chương trình đào tạo liên kết đại học nước ngoài cao hơn. Chương trình liên kết mỗi bên cấp một bằng giữa Học viện Tài chính và Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) thu học phí ở hai mức. Nếu học bốn năm trong nước, học phí là 70 triệu đồng một năm. Nếu học ba năm trong nước và một năm ở Đại học Greewich, học phí là 192,5 triệu đồng một năm.

Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon (Pháp) cấp bằng học trong ba năm đối với chuyên ngành Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính là 52 triệu đồng một năm, Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán là 52 triệu đồng một năm trong hai năm đầu, riêng năm cuối là 64 triệu đồng.

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2019 là 21,25-23,55, ngành Ngôn ngữ Anh lấy 29,82 theo thang 40.

Học viện Ngân hàng

Tương tự các trường Kinh tế kể trên, Học viện Ngân hàng tuyển sinh bằng các phương thức gồm xét tuyển thẳng, dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển dựa trên năng lực ngoại ngữ hoặc kết quả học tập THPT.

Trường tuyển gần 3.000 chỉ tiêu cho cơ sở ở Hà Nội. Học phí hệ chính quy là 9,8 triệu đồng cho năm học 2020-2021.

Với chương trình liên kết với Đại học thành phố Seattle – CityU (Mỹ), trường chia làm hai loại phí. Sinh viên học 4 năm tại Học viện Ngân hàng, nhận một bằng cử nhân do trường cấp sẽ đóng học phí 160 triệu đồng cho bốn năm. Sinh viên học ba năm tại Học viện Ngân hàng và một năm cuối tại CityU, nhận hai bằng cử nhân từ hai trường thì đóng 120 triệu đồng học phí cho ba năm đầu, năm cuối đóng theo quy định của CityU.

Tương tự, sinh viên học chương trình liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh đóng 175 triệu đồng cho ba năm đầu và học phí năm cuối khoảng 140 triệu đồng nếu học tại Học viện Ngân hàng. Nếu lựa chọn học năm cuối tại Đại học Sunderland, học phí sẽ được tính theo công bố của trường đó.

Học phí đối với hệ đại học chính quy định hướng Nhật Bản là 108 triệu đồng cho 4 năm; chương trình chất lượng cao là khoảng 120 triệu đồng.

Ngoài ra, Học viện Ngân hàng còn tuyển 300 sinh viên ở phân viện Phú Yên và 300 sinh viên ở phân viện Bắc Ninh. Học phí là 9,8 triệu đồng một năm.

Điểm chuẩn trường này năm ngoái là từ 21,5 đến 24,75.

Đại học Kinh tế TP HCM

Trường tuyển 5.500 chỉ tiêu tại TP HCM với hai chương trình là đại trà, chất lượng cao và 300 chỉ tiêu ở phân hiệu Vĩnh Long.

Học phí ở trụ sở chính tại TP HCM năm ngoái từ 32 đến 40 triệu đồng một năm đối với chương trình chất lượng cao. Với chương trình đại trà, sinh viên đóng khoảng 18,5 triệu đồng một năm. Năm nay, học phí sẽ tăng hơn một chút so với năm ngoái. Sinh viên chương trình đại trà tại phân hiệu Vĩnh Long sẽ đóng mức học phí bằng 80% so với sinh viên học tại TP HCM.

Điểm chuẩn Đại học Kinh tế TP HCM năm 2019 cao nhất 25,1.

Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP HCM

Trường tuyển 2.100 chỉ tiêu bằng 5 phương thức xét tuyển, trong đó chủ yếu sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức.

Học phí chương trình đại trà trung bình 9,8 triệu đồng một năm, chương trình chất lượng cao và tăng cường tiếng Pháp là 27,8 triệu, chất lượng cao bằng tiếng Anh 46,3 triệu đồng một năm.

Với chương trình liên kết quốc tế, sinh viên theo học hệ cử nhân Đại học Glocestershire (Anh) đóng 275 triệu đồng cho 3,5 năm học tại Việt Nam và Đại học Birmingham City (Anh) là 268 triệu đồng.

Điểm trúng tuyển vào trường năm ngoái ở mức 20,4-25,7.

Đại học Ngân hàng TP HCM

Đại học Ngân hàng TP HCM năm nay tuyển 3.250 chỉ tiêu cho ba chương trình đào tạo gồm chất lượng cao, quốc tế song bằng và chương trình chuẩn.

Học phí chương trình chuẩn áp dụng với năm 2019-2020 hơn 4,4 triệu đồng một học kỳ, chất lượng cao là 16 triệu đồng một kỳ. Riêng chương trình quốc tế song bằng chia làm hai giai đoạn, kỳ 1-5 là 20 triệu đồng một kỳ, kỳ 6-7 là 39,5 triệu đồng một kỳ.

Năm ngoái, điểm chuẩn vào trường từ 20,15 đến 22,8. Riêng chương trình quốc tế song bằng chỉ lấy 15,56.

Đại học Tài chính – Marketing

Trường tuyển 4.500 chỉ tiêu cho năm học 2020-2021, trong đó chương trình đại trà là 2.280, chất lượng cao 1.400, quốc tế 120 em và chương trình đào tạo đặc thù là 700 em.

Học phí năm học 2020-2021 đối với chương trình đại trà dự kiến 18,5 triệu đồng, chất lượng cao 36,3 triệu đồng, chương trình đặc thù từ 19,5 đến 22 triệu đồng và chương trình quốc tế 55 triệu đồng một năm. Mức này đã được tính bình quân theo từng năm học, còn thực tế học phí được tính dựa trên số tín chỉ các học phần do sinh viên đăng ký.

Điểm trúng tuyển vào trường năm 2019 là từ 18,8 đến 24,5.

Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM

Học phí được xây dựng trên cơ sở tín chỉ, được thu vào đầu năm và phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ. Theo đó, với 8 học kỳ, sinh viên phải đóng bình quân 30 triệu đồng một học kỳ. Mức này đã bao gồm 7 cấp độ tiếng Anh. Sinh viên khi nhập học có chứng chỉ IELTS 5.0 đến dưới 5.5 hoặc tương đương được miễn học 3 cấp độ tiếng Anh đầu; từ 5.5 trở lên được miễn bốn cấp, mỗi cấp tương đương 7,2 triệu đồng.

Mức học phí này sẽ ổn định trong năm học và có thể thay đổi vào năm tiếp theo, nhưng không quá 6% một năm.

Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào tường là từ 17 đến 21.

Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng)

Năm nay, trường tuyển 3.400 sinh viên. Học phí sẽ được nhà trường tính toán và công khai cho từng chuyên ngành căn cứ nhu cầu xã hội, đảm bảo mức thu bình quân từng chuyên ngành của các chương trình đại trà không vượt quá bảng sau:

Trong đó, nhóm 1 gồm các chuyên ngành Kinh tế phát triển, Kinh tế và Quản lý công, Kinh tế đầu tư, Quản trị nguồn nhân lực, Thống kê kinh tế xã hội, Hành chính công, Kinh tế chính trị, Tài chính công.

Nhóm 2 gồm các chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics, Quản trị sự kiện, Tin học quản lý, Quản lý hệ thống thông tin, Thương mại điện tử, Luật học, Luật kinh doanh, Khoa học dữ liệu và Phân tích kinh doanh.

Nhóm 3 gồm các chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng quát, Quản trị tài chính, Quản trị kinh doanh du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị Marketing, Truyền thông Marketing, Ngoại thương, Quản trị kinh doanh thương mại, Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán, Kiểm toán.

Riêng đối với chương trình cử nhân chính quy liên kết quốc tế, chi phí ước tính cho thời gian học ở Việt Nam là 50 triệu đồng một năm, thời gian học ở trường đối tác sẽ theo quy định của họ.

Năm ngoái, điểm chuẩn Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng là từ 19,5 đến 24.

Đại hoc Kinh tế (Đại học Huế)

Trường tuyển hơn 1.800 chỉ tiêu với 22 ngành học. Sinh viên ngành Kinh tế chính trị được miễn học phí. Ngành Tài chính – Ngân hàng chương trình liên kết đào tạo với Đại học Rennes I (Pháp) thu học phí 15 triệu đồng một học kỳ, không thay đổi trong bốn năm kể cả năm cuối học tại Pháp.

Ngành Quản trị kinh doanh liên kết đào tạo với Đại học Công nghệ Dublin (Ireland) cũng thu học phí 15 triệu một kỳ nhưng chỉ trong năm đầu. Học phí những năm tiếp theo có thể tăng.

Song ngành Kinh tế – Tài chính, chương trình tiên tiến, đào tạo tiếng Anh, sử dụng chương trình đào tạo nhập khẩu từ Đại học Sydney (Australia) thu học phí năm thứ nhất là 10 triệu đồng một kỳ, các năm sau tăng so với năm trước 500.000 đồng mỗi kỳ.

Chương trình chất lượng cao có học phí 440.000 đồng một tín chỉ. Điểm chuẩn vào trường chỉ 14-16,5.

Theo VNE

Comments

comments