fbpx
Home Hướng nghiệp Thiết Kế Đồ Họa Sinh viên cần biết những gì về ngành Thiết Kế Đồ Họa?

Sinh viên cần biết những gì về ngành Thiết Kế Đồ Họa?

0
Sinh viên cần biết những gì về ngành Thiết Kế Đồ Họa?

Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa hiểu theo một cách đơn giản chính là việc giao tiếp, kết nối với nhau thông qua hình ảnh.

“Design is so simple. That’s why it’s so complicated” – Paul Rand

Các định nghĩa khác về Thiết kế đồ họa:

1. Aiga: Thiết kế đồ họa, hay còn được gọi là thiết kế “truyền thông”, là nghệ thuật của việc lập kế hoạch và đưa ra các ý tưởng, kinh nghiệm bằng nội dung hình ảnh trực quan hoặc các đoạn text. Thiết kế đồ họa bao gồm hình ảnh, từ ngữ và tất nhiên cả các yếu tố thuộc về đồ họa. Công việc của người làm ngành thiết kế đồ họa có thể từ những việc nhỏ nhất như thiết kế một tem thư cho tới lớn hơn như biển báo của hệ thống bưu chính quốc gia.

2. Wikipedia: Thiết kế đồ họa là quá trình truyền tải thông điệp hình ảnh, và giải quyết các vấn đề thông qua việc sử dụng typography, hình ảnh và hình minh họa. Đó cũng được coi như là sự kết hợp giữ “thiết kế truyền thông” và “truyền thông hình ảnh”.

II. Các lĩnh vực trong ngành Thiết kế đồ họa

Ngành thiết kế đồ họa như đã nói ở trên sử dụng các thành tố hình ảnh nhằm giải quyết vấn đề cụ thể hoặc giao tiếp, truyền đạt thông điệp qua typography, hình ảnh, màu sắc, bố cục,… Công việc này không có bất cứ một cách thức hay phương pháp duy nhất nào, trái lại, mỗi người thiết kế đều có một cách tiếp cận riêng biệt. Do đó, có rất nhiều các lĩnh vực khác nhau trong ngành thiết kế đồ họa, mỗi lĩnh vực đều sở hữu những đặc điểm khác nhau.

  1. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chính là tạo ra những sản phẩm là đại diện cho bộ mặt của thương hiệu để giao tiếp, truyền tải những giá trị thông qua hình ảnh, hình khối và màu sắc.

Người thiết kế chuyên về bộ nhận diện thương hiệu sẽ tạo ra các tài sản cho doanh nghiệp như: logo, typography, bảng màu, hình ảnh đại diện cho tính cách của thương hiệu. Ngoài card visit và hệ thống văn phòng của công ty, người thiết kế thường sẽ xây dựng thêm cuốn cẩm nang thương hiệu, miêu tả chi tiết cách ứng dụng trên nhiều phương tiện khác nhau.

Cuốn cảm năng này nhằm đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu khi sử dụng trong tương lai.

lĩnh vực thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đòi hỏi tất cả các kiến thức về đồ họa nói chung, các kiến thức về branding và marketing nói riêng. Ngoài ra, designer cần phải có sự giao tiếp tốt, khả năng tư duy sáng tạo cũng như sự tìm tòi nghiên cứu thật kĩ về ngành, nghề, tổ chức, xu hướng và đối thủ cũng như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Thiết kế hình ảnh Marketing, truyền thông và quảng cáo

Các công ty thường sử dụng thiết kế để cố gắng gia tăng sự tác động vào quyết định mua hàng của đối tượng mục tiêu, dựa trên nhu cầu, mong muốn, nhận diện và cả sự thỏa mãn họ có với sản phẩm và dịch vụ.

Lĩnh vực thiết kế này là sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau, tạo ra những tài sản cho chiến dịch marketing cụ thể.

lĩnh vực thiết kế hình ảnh marketing 1
lĩnh vực thiết kế hình ảnh marketing 2
lĩnh vực thiết kế hình ảnh marketing 3
lĩnh vực thiết kế hình ảnh marketing 4

Một số ví dụ về công việc của thiết kế hình ảnh marketing, truyền thông và quảng cáo:

1. Tờ rơi và phong bì thư 
2. Quảng cáo trên tạp chí và báo giấy 
3. Poster, banner và biển quảng cáo
4. Infographic
5. Brochure, Catalogue (in ấn và digital)
6. Biển chỉ dẫn 
7. Mẫu Email marketing 
8. Mẫu PowerPoint thuyết trình 
9.Thiết kế Menu
10. Hình ảnh quảng cáo trên mạng xã hội
11. Hình ảnh cho website và blog

lĩnh vực thiết kế hình ảnh marketing 5
lĩnh vực thiết kế hình ảnh marketing 6

3. Thiết kế giao diện người dùng (UI – User Interface)

Thiết kế giao diện người dùng (UI) là cách người dùng sẽ tương tác với thiết bị hoặc phần mềm của bạn. UI design là quy trình cung cấp những trải nghiệm thân thiện giúp người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng hơn.

Lĩnh vực này bao gồm những mảng thuộc về trải nghiệm hình ảnh của người dùng trên màn hình như tổng quan thiết kế, các nút bấm, vị trí menu,… Để đảm bảo sự thu hút và cân bằng giữa yếu tố chức năng và thẩm mỹ.

lĩnh vực thiết kế UI
lĩnh vực thiết kế UI 2

Những người thiết kế UI thường tập trung vào phần mềm trên máy tính và điện thoại, trên web cũng như các trò chơi. Họ kết hợp chặt chẽ với UX designer (trải nghiệm người dùng) để tạo ra những sản phẩm chất lượng

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế giao diện người dùng:

1. Thiết kế website
2. Thiết kế theme trên WordPress hoặc Shopify,..
3. Thiết kế giao diện game
4. Thiết kế phần mềm

lĩnh vực thiết kế UI
lĩnh vực thiết kế UI

UI designer cần phải nắm chắc các kỹ thuật về đồ họa cũng như thấu hiểu các quy tác của UI/UX, đôi khi họ cũng cần nắm các kiến thức liên quan tới lập trình như HTML, CSS và JavaScript.

4. Thiết kế sản phẩm in ấn

Các sản phẩm in ấn truyền thống đã xuất hiện từ lâu có thể kể đến như: sách, báo chí, tạp chí, catalogue. Tuy nhiên, hiện nay chúng đều được xuất hiện dưới định dạng digital trên Internet.

lĩnh vực thiết kế sản phẩm in ấn 1
lĩnh vực thiết kế sản phẩm in ấn 2

Người thiết kế đồ họa làm việc trong lĩnh vực thiết kế in ấn sẽ kết hợp với các biên tập viên và nhà xuất bản để tạo ra bố cục hợp lý cũng như chọn lựa typography, hình chụp, đồ họa và hình minh họa phù hợp với ấn phẩm. Designer trong lĩnh vực này có thể làm việc dưới dạng freelancer, hay thành viên của các agency sáng tạo hoặc đội ngũ in-house của các công ty xuất bản.

lĩnh vực thiết kế sản phẩm 3

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế sản phẩm in ấn:

1. Sách
2. Báo giấy
3. Thư tin tức,báo cáo
4. Niên giám điện thoại
5. Báo cáo thường niên
6. Tạp chí
7. Catalogue

Ngoài chuyên môn về đồ họa, designer cần thấu hiểu về cách lựa chọn màu sắc, cũng như kỹ thuật xuất bản in ấn cả trên digital và thực tế.

5. Thiết kế bao bì, nhãn mác

Hầu hết các sản phẩm đều có những bao bì, nhãn mác để đóng gói, bảo vệ cũng như phân phối và bán hàng. Thiết kế bao bì, nhãn mác là thứ sẽ tiếp xúc trực tiếp nhất với khách hàng, do đó nếu được làm tốt nó sẽ là một công cụ marketing vô cùng hiệu quả. Mọi chiếc hộp, lọ, chai, túi, thùng công là cơ hội để bạn có thể kể câu chuyện về thương hiệu mình.

lĩnh vực thiết kế bao bì
lĩnh vực thiết kế bao bì 2
lĩnh vực thiết kế bao bì
lĩnh vực thiết kế bao bì 4

Hướng dẫn thiết kế bao bì đẹp

Những chuyên gia về thiết kế bao bì tạo ra những ý tưởng, phát triển bản phác và mock-up, hoàn thành các file để đi in ấn cho sản phẩm. Công việc này đòi hỏi bạn cần phải thực sự nắm rõ mọi quy trình trong in ấn, cũng như thấu hiểu độ phức tạp trong sản xuất mới có thể cho ra đời được một sản phẩm có chất lượng cao.

6. Thiết kế đồ họa chuyển động

Thiết kế đồ họa chuyển động bao gồm các hiệu ứng, âm thanh, typography, hình ảnh, video và yếu tố khác kết hợp lại, chủ yếu sử dụng trên nền tảng online, TV và phim ảnh. Lĩnh vực này nhanh chóng trở thành một xu hướng mới do công nghệ ngày càng phát triển, công thêm phát triển nội dung trên video thực sự đem lại hiệu quả vượt bậc.

Designer chuyên về thiết kế đồ họa chuyển động đã và đang đem lại một xu hướng sáng tạo nội dung mới trên nền tảng digital, mở ra nhiều cơ hội cho những người có khả năng sáng tạo cũng như mày mò về công nghệ.

>>> Sự khác nhau giữa Motion Graphics và Animation

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế đồ họa chuyển động

1. Quảng cáo
2. Logo chuyển động
3. Trailer
4. Presentation
4. Video quảng bá 
5. Video hướng dẫn 
6. Website
7. Phần mềm
8. Game
9. Banner
10. Ảnh GIF

7. Thiết kế đồ họa môi trường

Thiết kế đồ họa môi trường là sử dụng các hình ảnh kết nối mọi người với các vị trí cụ thể để đem lại các trải nghiệm ấn tượng và khó quên cho khách hàng.

lĩnh vực thiết kế đồ họa môi trường 1
lĩnh vực thiết kế đồ họa môi trường

Một số ví dụ về công việc của người thiết kế đồ họa môi trường:

1. Biển chỉ dẫn
2. Tranh treo tường
3. Triển lãm bảo tàng
4. Văn phòng
5. Chỉ dẫn các phương tiện công cộng 
6. Nội thất cửa hàng
7. Không gian sự kiện, hội thảo

lĩnh vực thiết kế đồ họa môi trường
lĩnh vực thiết kế đồ họa môi trường 4

Thiết kế đồ họa môi trường là công việc đa ngành, kết hợp bởi đồ họa, kiến trúc, nội thất và ngoại thất. Người thiết kế ở các mảng ngành này sẽ phải kết hợp lại với nhau. Do đó, công việc này đòi hỏi kiến thức và cả kinh nghiệm ở cả 2 lĩnh vực đồ họa và kiến trúc.

8. Đồ họa nghệ thuật và hình minh họa

Đồ họa nghệ thuật và hình minh họa thường được hiểu tương tự như thiết kế đồ họa chung, tuy nhiên chúng có một vài điểm khác biệt. Ở đây, các nghệ sĩ đồ họa và minh họa sẽ không tập trung vào vấn đề giải quyết nhu cầu như trên, mà thay vào đó là tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đương đại. Sản phẩm nghệ thuật của họ có thể xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau.

đồ họa nghệ thuật và hình minh họa
đồ họa nghệ thuật và hình minh họa
đồ họa nghệ thuật và hình minh họa
đồ họa nghệ thuật và hình minh họa

Mặc dù lĩnh vực này về kỹ thuật không hoàn toàn là thiết kế đồ họa, bởi mục đích sử dụng chính không phải để đáp ứng tính thương mại.

Các nghệ sĩ về đồ họa sử dụng bất cứ phương tiện hoặc kỹ thuật nào để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật. Họ hoàn toàn có thể kết hợp được với bất cứ biên tập viên, marketer, quản lý hay giám đốc sáng tạo nào trong xuyên suốt quá trình làm việc.

III. Những công việc cần làm của một TKDH

1. Gặp gỡ và giao tiếp với khách hàng để thấu hiểu nhu cầu cho dự án của họ, giúp họ truyền tải các ý tưởng của mình một cách dễ hiểu nhất. 
2. Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo, báo cáo thường niên, sách và bìa sách, brochure, logo, bìa tạp chí, biển chỉ dẫn, kẹp ghim, website, và các sản phẩm về thương hiệu khác. 
3. Chỉnh sửa bản brief thiết kế để phù hợp với ngân sách của khách hàng và ý tưởng thiết kế. 
4. Phác thảo thiết kế lên giấy – sau đó phác thảo lên trên máy tính bằng các phần mềm. 
5. Thuyết minh, demo ý tưởng cho khách hàng. 
6. Chỉnh sửa thiết kế để đáp ứng các hạng mục tiêu chí cụ thể.
7. Học cách sử dụng những phần mềm hoặc chương trình mới. 
8. Làm việc trong một team để thiết kế một dự án lớn, hoặc đóng góp một phần nhỏ khối lượng công việc như thiết kế một font chữ hoàn hảo. 
9. Tìm kiếm các đối tác kết hợp cho những công việc cụ thể.

Những kỹ năng cần thiết để làm nghề thiết kế đồ họa

Vậy những kỹ năng cần thiết bạn cần trang bị để làm nghề thiết kế đồ họa là gì?

Mỗi một lĩnh vực thiết kế ở trong phần một đều đòi hỏi thành thạo một hoặc một vài kỹ năng khác nhau, và dưới đây là các kỹ năng quan trọng nhất mà bạn bắt buộc phải “master” ít nhất một trong số chúng:

1. Thiết kế 3D
2. Lịch sử nghệ thuật
3. Ứng dụng màu sắc 
4. Thiết kế truyền thông và quảng cáo 
5. Thiết kế ứng dụng 
6. Phim ảnh/truyền hình 
7. Nghệ thuật 
8. Thiết kế đồ họa 
9. Vẽ minh họa
10. Nhiếp ảnh
11. Kỹ thuật in ấn 
12. Typography ( Tìm hiểu kiến thức về Typography )

Một số vị trí thì đòi hỏi bạn cần có cả kiến thức về branding hay marketing chuyên sâu nữa, do đó, để thực sự làm tốt trong ngành thiết kế, bạn cần bổ sung thêm nhiều các kỹ năng về chuyên môn khác nữa.

Comments

comments