fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Sinh Phương pháp ôn tập lý thuyết môn Sinh

Phương pháp ôn tập lý thuyết môn Sinh

0
Muốn nắm chắc lý thuyết và nhớ chính xác, học sinh cần hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, ôn luyện thông qua câu hỏi tổng hợp…

Với đặc thù Sinh học là một môn thiên về lý thuyết khi số câu hỏi phần này chiếm 60%, để đạt điểm cao, đầu tiên học sinh phải nhìn nhận được xu thế câu hỏi biến đổi như thế nào? Phương pháp ôn tập để đạt hiệu quả cao là gì?

Các câu hỏi liên phần, khai thác bản chất, ứng dụng thực tế

Nhìn nhận qua các năm, xu thế câu hỏi lý thuyết môn Sinh học đang biến đổi theo hướng ngày càng nhiều câu liên kết giữa các phần, khai thác bản chất các kiến thức đặc trưng của môn Sinh và đặc biệt dạng câu hỏi thực tế.

phuong-phap-on-tap-ly-thuyet-mon-sinh

Thầy Thịnh Văn Nam

Ví dụ: (Đề minh họa lần 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017)

Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?

(1) Duy trì đa dạng sinh học.

(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.

(3) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh.

(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.

(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.

A. (1), (3), (4).

B. (1), (2), (5).

C. (2), (4), (5).

D. (2), (3), (5).

Đáp án: A

Dạng câu đếm số mệnh đề đúng sai ngày càng xuất hiện nhiều

Một xu thế trong việc ra câu hỏi là do đề thi bị giới hạn 40 câu, vì vậy để kiểm tra được nhiều kiến thức nên dạng câu đếm số mệnh đề đúng sai ngày càng xuất hiện nhiều. Dạng này nếu không ôn luyện nhuần nhuyễn thì xác suất sai là rất cao.

Ví dụ: (Đề thử nghiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Khi nói về đột biến gen, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.

4. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.

A. 2.         B. 3.           C. 2.            D. 4.

Một điểm cũng nên lưu ý là các câu đếm mệnh đề đúng thường có số mệnh đề không quá 5. Vì 40 câu hỏi chỉ làm trong 50 phút nên xu thế này ngày càng hiện thực.

Phương pháp ôn tập

Vậy phương pháp ôn tập thế nào cho hiệu quả, khi chỉ còn khoảng một tháng cho việc ôn tập toàn bộ chương trình?

Đầu tiên, học sinh cần hệ thống kiến thức, sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy. Khi đó khả năng tư duy, tổng hợp và logic sẽ tăng lên khá nhanh. Qua đó việc ôn tập trở lên thú vị và hiệu quả hơn, đặc biệt là sẽ không sợ bỏ sót kiến thức.

Mỗi phần tùy lượng nhiều hay ít mà các em có thể hệ thống bằng một hoặc nhiều sơ đồ tư duy.

Ví dụ: Khi ôn tập một phần đặc biệt quan trọng – nhân đôi AND

phuong-phap-on-tap-ly-thuyet-mon-sinh-1

Sau khi ôn tập lại kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy thì việc luyện tập là rất cần thiết. Nên luyện tập bằng các câu hỏi đòi hỏi kiến thức liên phần, vận dụng.

Ví dụ: (Một câu hỏi sử dụng kiến thức nhiều phần: di truyền, tiến hóa, sinh thái)

Khi nói về tiến hóa theo quan niệm học thuyết Đacuyn có các phát biểu sau:

(1) Biến dị cá thể dùng để chỉ những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời cá thể của sinh vật.

(2) Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên đã làm cho vốn gen của quần thể biến đổi theo các hướng khác nhau qua thời gian hình thành nên đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

(3) Động lực của chọn lọc nhân tạo là đấu tranh sinh tồn.

(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là động lực của quá trình tiến hóa.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

A. 3.        B. 0.           C. 2.            D. 1.

Hướng dẫn: Xét các phát biểu của đề bài:

(1) Sai vì biến dị cá thể dùng để chỉ những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản chứ không phải trong đời cá thể của sinh vật.

(2) Sai vì Đacuyn chưa biết đến khái niệm về vốn gen của quần thể. Đây là quan niệm của di truyền học hiện đại.

(3) Sai vì động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu, thị hiếu của con người. Còn động lực của chọn lọc tự nhiên mới là đấu tranh sinh tồn.

(4) Sai vì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là động lực của quá trình tiến hóa.

Vậy không có phát biểu nào đúng trong số những phát biểu trên → Đáp án B

Như vậy, để ôn tập hiệu quả các em cần hiểu rõ xu thế câu hỏi, kiến thức cần ôn tập và đặc biệt là phương pháp ôn tập. Quá trình ôn tập các em nên kết hợp với việc luyện đề tổng hợp để có thể phối hợp các phần kiến thức nhuần nhuyễn hơn.

Comments

comments