fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Văn Phương pháp làm văn nghị luận thi THPT Quốc gia

Phương pháp làm văn nghị luận thi THPT Quốc gia

0

Những phương pháp làm bài văn nghị luận trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 của giáo viên trường THPT Mù Cang Chải hướng dẫn thí sinh để có thể làm tốt bài văn nghị luận.

Đối với dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

* Loại nghị luận xã hội

Thường gặp nhất trong cuộc sống của con người là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Vì con người không sống riêng rẽ, đơn độc mà sống trong một cộng đồng dân tộc tộc, cộng đồng xã hội và rộng nữa là cộng đồng nhân loại.

Cuộc sống đó có nhiều quan hệ ràng buộc con người với nhau theo những chuẩn mực nhất định được soi sáng bằng những tư tưởng và đạo lí do chính con người đúc kết lại từ sống của họ.

Vì vậy, nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trong cốt lõi của nó chính là nghị luận về lối sống của con người trong xã hội, cũng có nghĩa là nghị luận về đạo làm người của họ.

Lối sống, cách sống, đạo làm người đó có thể là những vấn đề có tầm khái quát rộng lớn như: lí tưởng, mục đích sống, nhân sinh quan, thế giới quan…nhưng cũng có thể chỉ là những vấn đề thiết thực, cụ thể, gần gũi với chúng ta như việc học tập, thi cử, chọn ngành nghề, tiền tài và địa vị, danh và thực, tình bạn và tình yêu,…

Với dạng đề thi trên, yêu cầu thí sinh cần đạt được là đề xuất được ý kiến của mình để bàn luận về tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề bài nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí đó và vận dụng chúng vào cuộc sống hiện nay.

Về nội dung, học sinh cần giới thiệu được và giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề. Bàn luận mở rộng ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.

Về cách viết, học sinh cần chọn các thao tác lập luận phù hợp: ở đây là bàn luận (thao tác lập luận bình luận)

Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài. Diễn đạt chính xác, mạch lạc, có thể vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt một cách phù hợp và tự nhiên.

Về tư liệu sử dụng: Các em nên chủ yếu sử dụng các lí lẽ và dẫn chứng trong cuộc sống xã hội. Có thể sử dụng dẫn chứng trong văn học khi cần thiết và có chừng mực.

Các yêu cầu trên nhằm đạt được: Làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí đó (có bàn luận mở rộng). Vận dụng tư tưởng, đạo lí để giải quyết có hiệu quả một vấn đề trong cuộc sống.

Đối với dạng nghị luận về một hiện tượng xã hội

Cuộc sống con người thường xảy ra những hiện tượng tốt cần phát huy, biểu dương; có hiện tượng xấu cần ngăn chặn, phê phán; lại có hiện tượng gây ảnh hưởng lớn, tác dụng rộng, gợi nhiều suy nghĩ trong mọi người.

Những hiện tượng đó cần được bàn luận, xem xét, làm rõ vấn đề để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm cho quan hệ giữa người với người càng tốt đệp hơn. Đó là nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Cuộc sống thật phong phú, hiện tượng đời sống đa dạng nên đề bài nghị luận ở dạng này cũng đa dạng và thường mang tính thời sự, đặt ra những vấn đề bức xúc cho cộng đồng xã hội trước các hiện tượng đời sống đó.

Với dạng đề này yêu cầu cần đạt

Bài viết này cần đề xuất được ý kiến của người viết để bàn luận về hiện tượng đời sống nêu ra trong đề bài nhằm làm rõ hiện tượng đó (khen, chê, đánh giá) để phát huy, biểu dương hoặc ngăn chặn, phê phán.

Cụ thể là: về nội dung:

Cần nêu rõ hiện tượng đời sống; phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại; chỉ ra nguyên nhân của nó.

Cần Bàn luận mở rộng thêm ý nghĩa liên quan đến hiện tượng đó và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó, nêu cách giải quyết (phát huy hay ngăn chặn).

* Về cách viết:

Chọn thao tác lập luận phù hợp: bàn luận (thao tác lập luận, bình luận)

Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc.

Có thể vận dụng kết hợp cá thao tác lập luận và các phương thức biểu đạt một cách hợp lí.

* Về tư liệu sử dụng: Chủ yếu sử dụng lí lẽ và dẫn chứng trong cuộc sống xã hội.

Các yêu cầu trên nhằm đạt được: Làm rõ hiện tượng, đánh giá đúng hiện tượng đó. Bày tỏ thái độ trước hiện tượng ( khen, chê) và nêu biện pháp giả quết. Đây là cái đích phải đạt được của dạng bài này.

Cô giáo Lê Thị Thu Hồng

 

Comments

comments