fbpx
Home Tin tuyển sinh Phương án tuyển sinh Đại học Tài nguyên và môi trường năm 2017

Phương án tuyển sinh Đại học Tài nguyên và môi trường năm 2017

0

Trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội tuyển 2650 chỉ tiêu trình độ đại học chính quy, trường tổ chức xét tuyển theo 3 phương thức cụ thể như sau:

2.1. Đối tượng tuyển sinh:

Toàn bộ thí sinh đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT.

2.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước

2.3. Phương thức tuyển sinh: Nhà trường xét tuyển theo 3 phương thức:

– Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc Gia;

– Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2016 do Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức;

– Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở lớp 12 THPT (theo 4 tổ hợp nêu trên và đáp ứng ngưỡng tuyển đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT).

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

Tổng chỉ tiêu trình độ đại học hệ chính quy: 2650 chỉ tiêu

Tổng chỉ tiêu trình độ đại học hệ chính quy: 2650 chỉ tiêu

STT

Tên ngành

Khối ngành

Chỉ tiêu xét tuyển

theo kết quả

Thi THPT

Thi ĐGNL

Học THPT

1

Kế toán

III

330

0

0

2

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

220

0

0

Tổng khối ngành III

550

0

0

3

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

IV

45

5

20

4

Khí tượng học

55

0

20

5

Khí tượng thủy văn biển

35

5

20

6

Khoa học đất

25

5

20

7

Thủy văn

55

0

20

Tổng khối ngành IV

215

15

100

8

Công nghệ kỹ thuật môi trường

V

250

0

0

9

Công nghệ thông tin

180

0

0

10

Kỹ thuật địa chất

75

5

20

11

Kỹ thuật trắc địa bản đồ

105

5

20

Tổng khối ngành V

610

10

40

12

Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên

VII

120

0

0

13

Quản lý biển

45

5

20

14

Quản lý đất đai

450

0

0

15

Quản lý tài nguyên nước

100

0

20

16

Quản lý tài nguyên và môi trường

350

0

0

Tổng khối ngành VII

1065

5

40

Tổng khối ngành III + IV + V + VII

2440

30

180

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT;

– Điều kiện xét tuyển:

+ Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học. Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT;

+ Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

– Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo từng phương thức xét tuyển:

+ Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc Gia: Nhà trường xây dựng phương án xét tuyển căn cứ theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT công bố.

+ Xét tuyển theo kết quả của kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2016 do Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức: tổng điểm bài thi không nhỏ hơn 70 (theo thang điểm 140).

+ Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở lớp 12THPT: điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 (theo thang điểm 10).

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

– Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm ưu tiên kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai nhóm khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.

– Xét tuyển theo tổng điểm của tổ hợp các môn thi theo từng ngành đào tạo. Trường hợp nhiều thí sinh có tổng điểm 3 môn bằng nhau trong cùng tổ hợp thì điểm xét tuyển sẽ lấy từ cao xuống thấp của môn Toán.

– Nhà trường có sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ cho các đối tượng: là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GDĐT hoặc có một trong các chứng chỉ theo quy định của Bộ GDĐT.Thí sinh được miễn thi bài thi Ngoại ngữ được tính 10 điểm cho bài thi này để xét tuyển sinh.

2.7. Tổ chức tuyển sinh:

– Thời gian nhận ĐKXT: thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

– Nhà trường nhận ĐKXT theo 03 hình thức:

+ ĐKXT trực tuyến: áp dụng đối với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc Gia;

+ ĐKXT trực tiếp tại Trường: áp dụng đối với cả 3 phương thức xét tuyển;

+ ĐKXT qua bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát bảo đảm: áp dụng đối với cả 3 phương thức xét tuyển.

2.8. Chính sách ưu tiên; tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển:theo quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT

2.10.Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm:

– Học phí dự kiến: 253.000đ/Tín chỉ

– Lộ trình tăng học phí tối đa tới năm học 2020 – 2021 là: tăng 10%/năm

Tuyensinh247.com

 

Comments

comments