fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Lý Phân tích cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

Phân tích cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016

0

Đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 về cơ bản vẫn có tính phân loại cao được sắp xếp tương đối từ dễ đến khó với mức độ khó tăng dần nhằm phân loại thí sinh.

1. Phân tích cấu trúc đề thi của các năm trước

Cấu trúc: Nếu như từ năm 2007 đến 2012 đề thi gồm 60 câu: 40 câu chung dành cho tất cả các thí sinh và 20 câu còn lại ( 10 câu dành cho ban cơ bản, 10 câu dành cho ban nâng cao ), thì từ năm 2013 đến 2015 đề thi gồm 50 câu chung tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi bài tập là 20 câu/ 30 câu.
Cụ thể trong đề thi năm 2015, 60% câu hỏi và bài toán rất dễ, chỉ cần áp dụng một phương trình vật lý và qua một vài phép biến đổi toán học đơn giản là có thể tìm ra đáp số. Chính vì vậy thí sinh có thể dễ dàng đạt được từ 5 – 6 điểm. Còn lại là 40% câu hỏi đòi hỏi tư duy cao và lượng kiến thức vững chắc nhằm phân loại thí sinh ở từng cấp độ.

Nội dung: Nội dung kiến thức tập trung vào các chương của chương trình học ban cơ bản như: dao động cơ, sóng cơ và sóng âm. Dòng điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ, sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng và vật lý hạt nhân.

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐỀ THI 2010 – 2015 (Theo chương trình chuẩn)

Năm/

Nội dung

Dao động cơ học

Sóng

cơ học

Dòng điện xoay chiều

Dao động Sóng điện từ

Sóng

ánh sáng

Lượng tử ánh sáng

Hạt nhân nguyên tử

Khác

2010

9

5

11

5

5

6

7

2

2011

9

5

12

4

6

6

5

3

2012

10

7

12

4

6

5

6

2013

10

6

12

4

6

5

6

1 (TĐ)

2014

10

7

12

4

7

4

6

2015

10

7

12

4

5

5

7

Chiếm

18-20%

10-14%

22-24%

8-10%

10-14%

8-12%

10-14%

Đồng thời cũng có thể dễ dàng nhận thấy đề thi năm 2015, 30 câu đầu chiếm khoảng 60% số câu trong đề thi là các kiến thức rất cơ bản phân bố tương đối đều trong chương trình vật lý 12. Trong đó, có nhiều câu dễ thuộc phần dòng điện xoay chiều (khoảng 6 câu) và các câu hỏi kiểm tra về tính chất sóng của ánh sáng, lượng tử ánh sáng, vật lý hạt nhân.
20 câu sau có độ khó tăng dần dùng để chọn được học sinh khá, giỏi với các nội dụng liên quan đến: chương dao động cơ học, chương sóng cơ và sóng âm, chương dòng điện xoay chiều, chương dao động và sóng điện từ, chương sóng ánh sáng, chương lượng tử ánh sáng. Đặc biệt, đề thi có 4 câu đòi hỏi phải đọc được các đồ thị, phù hợp với đặc trưng của Vật lý là môn khoa học thực nghiệm. So với đề minh họa thì các câu cơ bản dễ hơn, các câu nâng cao có độ khó tương đương phù hợp cho cả hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học.

Một số dự đoán đề thi THPT Quốc gia năm 2016

  • Cấu trúc đề thi năm 2016 về cơ bản vẫn giống với đề thi năm 2015 với 50 câu hỏi. Đề thi có 2 nhóm câu hỏi trộn lẫn vào nhau, không tách biệt phần dùng để xét tốt nghiệp và phần để phân hóa xét tuyển vào ĐH, CĐ.

+ Nhóm câu hỏi một có độ khó tương tự năm 2015 chiếm khoảng 60% thuộc các kiến thức cơ bản giúp học sinh có thể dễ dàng đạt được 5-6 điểm. Các câu hỏi ở mức độ này đánh giá khả năng nhớ, hiểu những lý thuyết cơ bản và vận dụng được các công thức tính toán ở những bài tập mang tính áp dụng. Các câu hỏi dễ sẽ tập trung nhiều vào các chuyên đề: Dao động và sóng điện từ, Sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng, Hạt nhân nguyên tử. Các chuyên đề còn lại: Dao động cơ, Sóng cơ, Dòng điện xoay chiều chắc chắn vẫn sẽ xuất hiện nhiều câu dễ và trung bình để học sinh lấy điểm.

+ Nhóm câu hỏi hai là nhằm phân hóa thí sinh. Trong đó, đề thi sẽ tăng cường và mở rộng các câu hỏi khó, cực khó và lạ để phân loại rõ ràng thí sinh nhằm xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Các câu hỏi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các chuyên đề : Dao động cơ, Sóng cơ, Dòng điện xoay chiều.

  • Sẽ có một số câu hỏi mở hướng đến các vấn đề thực tiễn cuộc sống nhằm đánh giá khả năng tư duy và vận dụng của học sinh. Chính vì vậy học sinh không chỉ cần nẵm kiến thức cơ bản mà đòi hỏi phải có kiến thức xã hội mới có thể đạt điểm cao.

DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Phân tích, tổng hợp

Dao động cơ

Số câu

5

3

1

1

10

Điểm

2,0

1,2

0,4

0,4

4,0

Sóng cơ

Số câu

3

2

0

1

6

Điểm

1,2

0,8

0

0,4

2,4

Dòng điện xoay chiều

Số câu

3

4

2

2

11

Điểm

1,2

1,6

0,8

0,8

4,4

Dao động và sóng điện từ

Số câu

3

1

0

0

4

Điểm

1,2

0,4

0

0

1,6

Sóng ánh sáng

Số câu

4

2

1

0

7

Điểm

1,6

0,8

0,4

0

2,8

Lượng tử ánh sáng

Số câu

3

1

0

0

4

Điểm

1,2

0,4

0

0

1,6

Hạt nhân nguyên tử

Số câu

4

2

0

0

6

Điểm

1,6

0,8

0

0

2,4

Kiến thức tổng hợp

Số câu

0

0

1

1

2

Điểm

04

0

0,4

0,4

0,8

TỔNG CỘNG

Số câu

25

15

5

5

50

Điểm

10,0

6,0

2,0

2,0

20,0

Comments

comments