Đề bài: Phân tích bài thơ “Bài ca chúc Tết thanh niên” của Phan Bội Châu
Bài làm
Trong tâm hồn và thơ văn, Phan Bội Châu đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam nhiều mến yêu, trân trọng:
“ôi! Đáng kính thay thanh niên! Đáng sợ thay thanh niên!
Nếu ai nói rằng: Thanh niên lay trời, trời phải rung
Thanh niên xoay đất, đất phải chuyển, cũng không phải là quá đáng vậy”.
(Khóc thanh niên)
Trong số 800 bài thơ và mấy chục bài phú, bài văn tế của Phan Bội Châu để lại, người đọc tìm thấy biết bao lòi tốt đẹp và cảm động của nhà chí sĩ nói với thanh niên. Tiêu biểu nhất là bài thơ “Bài ca chúc Tết thanh niên”. Đầu xuân 1927, học sinh trường Quốc học và trường Nhà dòng Huế đến mừng thọ Phan Bội Châu. Trong lời đáp từ của nhà chí sĩ, có bài thơ “Bài ca chúc Tết thanh niên1. Báo “Tân thế kỉ” số ra ngày 3-2-1927 đã giới thiệu toàn văn bài thơ. Viết theo thể hát nói dôi khổ, giọng thơ vừa bồi hồi tha thiết, vừa mạnh mẽ hùng hồn, bài ca đã động viên và khích lệ thanh niên lên đường cứu nước.
Mở đầu bài thơ, ba tiếng: “Dậy! Dậy! Dậy!” là lời lay gọi thức tỉnh một số đông thanh niên đang ngủ mê trong đêm trường nô lệ. Cách nói ấy, ta bắt gặp khá nhiều trong thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX:
“Than ôi! Bách Việt hà san,
Văn minh đã sẵn, khôn ngoan có thừa.
Hồn mê mẩn, tỉnh chưa chưa tỉnh Anh em ta phải tính sao đây?”.
(“Đề tỉnh quốc dân ca”)
“Hãy tỉnh dậy đi! Hãy đứng lên đi, giương mày mở mặt để rửa nhục cho sông núi”.
(“Tân Việt Nam” – Phan Bội Châu)
“Một tiếng gà vừa gáy”, một tiếng hót của chim báo sáng, mừng xuân về,… âm thanh ấy mang ý nghĩa tượng trưng dự báo một thời kì mới, một bình minh mới, một mùa xuân mới sắp đến với dân tộc. Giọng thơ xôn xao, chào mừng:
“Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng”.
Gà vừa gáy “một tiếng”, đêm dày chưa tan. Nhà thơ thao thức sống trong tâm trạng: “thẹn, buồn, tủi”…, không chỉ là “chua xót” mà là đã “từng chua với xót”. Nỗi cay đắng và chua xót tích tụ trong lòng bấy lâu nay; không chỉ một hai ngày mà là kéo dài nhiều năm tháng, từ ngày xuất dương dấy lên phong trào Đông du (1905) đến ngày bị giặc bắt (1925) và cho đến Tết năm 1927, đúng là đã “hai mươi năm lẻ”:
“Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng,
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót”.
Nhà chí sĩ tâm sự, đối thoại với “xuân”, với “sông”, với “núi”, với “trăng”— những đối tượng ấy, là hồn thiêng đất nước. Một giọng thơ tha thiết. Đó là những lời tâm huyết, là cái đỏ tàn của con đỗ quyên” khắc khoải suốt đêm ngày. Đó không chỉ là nỗi đau, nỗi tủi, nôi thẹn, sự chua xót của một người, mà còn là tâm trạng chung của cả một thế hệ, của cả một dân tộc đã và đang phải làm ngựa trâu cho giặc, cho thực dân Pháp.
Hai câu tiếp theo cũng là tâm sự của môt tấm lòng thao thức. Năm 1925, Phan Bội bị giặc Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, đưa về Hà Nội kết án tử hình. Nhân dân ta, biệt là thanh niên, học sinh khắp toàn quốc đã sôi sục đấu tranh, làm thất bại âm miru đen tối và tàn ác của thực dân Pháp. Không giết được Phan Bội Châu, giặc Pháp đã đưa cụ vể giam lỏng ở Huế và cụ đã trở thành “Ông già Bến Ngứ’. Vì thế, Phan Bội Châu mới nói:
“Trời đất may còn thân sống sốt Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh”.
Trong cảnh thân tù bị giam lỏng, nhà chí sĩ vẫn không bao giờ quên thanh niên, vẫn gửi gắm vào thế hệ trẻ Việt Nam nhiều tin tưởng và hi vọng.
Lời chúc Tết cũng là lòi kêu gọi thanh niên. Thanh niên phải “đổi mới”. Hai chữ “đổi mới” trong bài thơ mang một nội dung yêu nước sâu sắc. Trước hết, thanh niên phải:
“Đời đã mới, người càng nên đổi mới Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội Xúm vai vào xốc vác cựu giang san Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan,
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại”.
Tân vận hội là vận hội mới. Lúc bấy giờ (1927) phong trào đấu tranh chống thực dân, đòi độc lập đang dâng lên sôi sục, mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, nhất là ở Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc… Thanh niên phải biết nhìn xa, nhìn rộng, “mở mắt” đón lấy thời cơ, đón lấy tân vận hội, đứng lên đồng tâm nhất trí “liên hiệp lại”, để cứu nước, cứu nhà: “Xúm vai vào xốc vác cựu giang san”. Đất nước bị ngoại bang thống trị, thế là “non sông đã chết”, hổn nước bơ vơ, sầu tủi: “Hồn ơi! Về với giang sơn” (Ái quốc). Còn đâu nữa “Cựu giang sơn”, còn đâu nữa giang sơn cũ, Tổ quốc bao đời. Đổi mới cách nhìn, đổi mới tư tưởng, nâng cao lòng yêu nước. Có như thế, thanh niên mới có thể “xốc vác cựu giang san”, phục hưng đất nước – một đất nước giàu đẹp, một dân tộc có truyển thống anh hùng, bất khuất chống ngoại xâm. Thanh niên phải có sức mạnh, có chí khí kiên cường. Chí khí ấy, sức mạnh ấy, theo nhà chí sĩ là phải “đi cho êm, đứng cho vững trụ cho gan”. nghĩa là phải tự lực tự cường. . Phan Bội Châu có một cách ấn tượng và khích lệ làm bừng cháy lên ngọn lừa yêu nước trong tâm hồn ièn. Nói lẳng văn thơ Phan Bội Châu là thơ văn tuyên truyền cách mạng, là lời lể phục cõi lòng yêu nước…, đọc “Bài ca chúc Tết thanh niên”, chúng ta cảm thấy sáng tỏ lời nhận xét ấy
Sự đổi mới của thanh niên phải thể hiện sâu sắc ở mặt tâm hồn, và bằng hành động.
“Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi:
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần,
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn,
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa Xối máu nóng rủa vết như nô lệ”. làm được như thế, theo Phan Bội Châu, phải có hai điểu kiện: Một là hữu chí, nghĩa là chí khí bắt khuất, yêu nước; hai là phải gắng gỏi, phải quyết tâm phấn đấu. sĩ đã hướng vào bộ phận tiên tiến nhất, lỗi lạc nhất trong thanh niên thời bấy khiến họ khống nên, không được chìm đắm, đam mê vào con đường hưởng lạc,. Chơi, ăn , mặc… là nhu cáu của thanh niên, nhưng không được đam mê,”Đừng ham”, biến thành dục vọng tầm thường, quá đáng. Phải từ bỏ cách học tập cũ kĩ, lạc hậu, khoa cử hư danh mà tu dưỡng lấy tinh thần yêu nước, tự cường. Biết nhục vì cả dân tộc đang phải làm nô lệ cho ngoại bang: “Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu” (Đề tỉnh quốc dân ca). Biết đau đớn chua xót vì nước mất, nhân dân lầm than. Trong bài thơ “Xuất dương lim biệt”, Phan Bội Châu đã phủ định lối học “cử tử” lỗi thời:
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”.
(Non sông đã chết, sống chỉ nhục
Hiền thánh đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi).
Đó là quan điểm rất tiến bộ, một lời dạy rất sâu sắc đối với thanh niên về mục đích học tập. Học vì hư danh, học để sống trong thân phận nô lệ thì học cũng vô nghĩa.
Lời tâm huyết của Phan Bội Châu trong bài thơ này là lời kêu gọi thanh niên đem tài trí (óc) và lòng quả cảm (gan) để đập tan xích xiềng nô lệ, ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp (đánh tan sắt lửa). Phải đem xương máu để giành lại độc lập, tự do. Một cách nói mạnh mẽ, hùng hồn. Hình tượng dữ dội, đầy ấn tượng có giá trị khích lệ lòng yêu nước và tinh thần cách mạng:
“Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa,
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!”
Một người, một số ít người không thể cứu nước được. Mà phải nhiều thế hệ thanh niên, triệu triệu người, cả dân tộc mới có thể “Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” được! Có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì tự do. Biết bao con người ưu tú của dân tộc đã gan góc hi sinh chiến đấu, đã “xối máu nóng” trong suốt 80 năm trời để đất nước nở hoa độc lập, kết quả tự do như ngày nay. Qua những vần thơ chúc Tết thanh niên này, ta càng thấy rõ “Phan Bội Châu lúc nào cũng chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành độc lập, tự do để giải phóng dân tộc”. Đó là chủ trương rất đúng đắn.
Thơ là tấm lòng. Là sự nung nấu tâm hồn, chí khí! Là khúc tráng ca giục giã lên đường. Nhà chí sĩ với khát vọng tự do đã động viên thanh niên, những con người “hữu chí” lên đường xả thân cho đất nước thân yêu. Câu cuối bài hát nói, nhà chí sĩ nhắc lại câu cổ ngữ trong sách “Đại học”, rút ngắn lại thành: “Nhật nhật tân, hựu nhật tân” (ngày một mới,lại ngày một mới) để khẳng định một chân lí, một bài học, dấy lên trong lòng thanh niên một luồng sinh khí, một tinh thần dân tộc, chỉ ra một tân vận hội đang đến với thanh niên.
“Bài ca chúc Tết thanh niên” được viết thành thể thơ hát nói phá cách tạo nên màu sắc thời đại và lịch sử. Mở đầu bằng ba tiếng: “Dậy! Dậy! Dậy”. Câu keo ngoài 6 từ như luật quy định, tác giả đưa vào 2 tiếng: “Chữ rằng…” âm hưởng chủ đạo của bài thơ là hùng tráng, mạnh mẽ. Nó không chỉ là bài ca yêu nước chống xâm lăng mà còn mang tính dự báo thần tình. Năm 1927, nhà chí sĩ viết: “Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội…” – và chỉ ba năm sau, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, liền giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Bài thơ có tính giáo dục lòng yêu nước và động viên tinh thần cách mạng sục sôi đối với thanh niên. Đương thời không ít thanh niên ưu tú của dân tộc đã ra đi cứu nước và sau đó trở thành nhà cách mạng lỗi lạc từ ảnh hưởng của bài ca này.
Có bài thơ một thời nhưng cũng có bài thơ muôn đời. Phan Bội Châu viết bài thơ cho thế hệ mất nước trước đây, thế nhưng ngày nay, đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, thế hệ thanh niên chúng ta vẫn tìm thấy trong bài ca bao tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Nghĩa là biến sức mạnh của lòng yêu nước để “Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn” hướng về một ngày mai tươi đẹp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phan Bội Châu mãi là tấm gương chói lọi về lòng yêu nước, là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Nguyễn Ái Quốc). Thơ văn của Phan Bội Châu góp phần tạo nên sức mạnh thanh niên, sức mạnh Việt Nam:
“Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi…”