Trong bài viết này sẽ đi sâu phân tích lời đề từ và hình tượng dòng sông Đà mà trước hết là vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của dòng sông.
Những nội dung quan trọng trong tác phẩm
- Lời đề từ
- Hình tượng dòng dông
- Hình tượng người lái đò
- Lời đề từ
Lời đề từ dẫn hai câu thơ của hai nhà Cách mạng Ba Lan và Nguyễn Quang Bích. Hai tác giả đến từ hai nền văn hóa khác nhau nhưng cùng chung một niềm cảm hứng: Ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước
- Lời đề từ 1: “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
+ Lời trầm trồ, thán phục trước cảnh sắc và con người xứ sở
+ Trong câu thơ, nổi bật hai hình ảnh “tiếng hát” và “dòng sông” -> tôn vinh vẻ đẹp dòng sông bên cạnh cuộc sống sinh hoạt yêu đời, lạc quan của con người. Đó là vẻ đẹp của mỗi miền quê đất nước khiến bao nghệ sĩ say mê.
- Lời đề từ 2: “Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc băc lưu” (Mọi dòng sông đều chảy về đông/ Chỉ có một sông Đà chảy theo hướng bắc)
+ Vẻ đẹp độc đáo, khác biệt của dòng sông Đà
+ Ba từ “độc bắc lưu” gơi tả một vẻ đẹp bản lĩnh,dường như dòng chảy đó không chỉ là sắp xếp của tự nhiên nữa, mà là sự lựa chọn của bản thân dòng sông. Một nét cá tính, độc đáo, bản lĩnh được thể hiện rõ trong câu đề từ thứ hai.
- Hình tượng dòng sông
2.1: Vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của dòng sông
Nguyễn Tuân đã có có những cái nhìn mới lạ, mang tính phát hiện về một dòng sông Đà hung tợn, dữ dội, thậm chí có lúc còn đáng sợ. Đây là dòng sông của những thử thách đối với những con người có bản lĩnh, dám đương đầu với hiểm nguy để khẳng định tài năng, sức mạnh, tình yêu nghề nghiệp của mình.
a. Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành
- Đây là điểm bắt đầu của hành trình khám phá
- Cảnh dựng ra hoang sơ, nguy hiểm, rợn ngợp, kích thích trí tò mò, niềm đam mê khám phá của những người ưa mạo hiểm.
- Liên tưởng độc đáo: “có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”, “Ngồi trong khoang Đà quãng ấy mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào đó trên cái nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện …”b. Mặt ghềnh hát loóng
- Đây là quãng đường thử thách cho bất cứ người lái đò nào: “Hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…” -> câu văn nhịp nhàng, co duỗi như của sóng nước
- Dùng ngòi bút tả thực, hình ảnh dòng sông hiện lên với tất cả vẻ đẹp dữ dội, hung bạo
- Dùng những từ “gùn ghè”, “đòi nợ xuýt” -> dòng sông như một kẻ hiếu chiến, sẵn sàng gây sự, khiêu chiến với bất cứ ai ngang qua.c. Cái hút nước
- Kết hợp nghệ thuật so sánh và nhân hóa “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” -> Quan sát tinh tế,kết hợp với liên tưởng dộc đáo tạo ra vẻ đẹp khác lạ cho dòng sông, người đọc có cảm giác như cái hút nước giống với những cửa tử, khiến ai đi qua cũng phải dè chừng.
- Miêu tả sống động âm thanh, chuyển động của những cái hút nước: “những cái giếng sâu nước ọc ọc lên như vừa rót dầu sôi vào” -> đáng sợ
- Hóa thân vào sự vật, hiện tượng để cảm nhận và miêu tả sự đáng sợ của dòng sông: “Tôi sợ hãi… vài sải” -> cảm giác chân thực, sống động
- Liên tưởng đến hình ảnh người quay phim -> liên tưởng thú vị, tài ba, mang đến cảm giác chân thực cho người đọc
d. Trùng vi thạch trận
Miêu tả hấp dẫn cuộc chiến đầy cam go của người lái đò với dòng sông. Hình ảnh trùng vi thạch trận thể hiện rõ nét cá tính của dòng sông: lúc ngông nghênh, lúc lúc dữ dôi, lúc trầm tĩnh, lúc mạnh mẽ đầy khí thế. Những trùng vi thách trận được bố trí như sự sắp xếp có ý đồ của tự nhiên.
- Mở đầu là những âm thanh hãi hùng: “thế rồi, nó rống lên như ngàn con trâu mộng… cháy bùng bùng”
- Hình ảnh những cái thác đá “thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá”
- Miêu tả tư thế, vị trí, hình hài khác nhau của đá
- Những hòn đá được bố trí như trong một trận địa sẵn sàng nghênh đón “đá mai phục”, “đá to”, “đá bé”,…
- “Hình như sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn: Có hàng tiền vệ, có thanh viện, có những hòn đang nghênh chiến, có những hòn chiến đấu…” -> kết hơp nghệ thuật quân sự và thể thao để miêu tả trùng vi thạch trận
- Các trùng vi thạch trận được sắp xếp 3 vòng khác nhau, qua mỗi vòng, mức độ nguy hiểm càng lớn hơn. Miêu tả cuộc chiến qua 3 vòng trùng vi thạch trận, Nguyễn Tuân khiến bầu không khí trở nên căng thẳng, hồi hộp
- Trong cuộc chiến, dòng sông đã huy động đá, sóng, gió cả tiếng hò la vang dậy của mặt nước để thị uy tinh thần đối phương
- Các thuật ngữ quân sự được sử dụng liên tiếp: “mai phục”, “phục kích”, “hàng tiền vệ”, tuyến giữa”, “boong ghe kì”, “đánh giáp lá cà”, … -> tạo ấn tượng về một cuộc chiến đấu thực sự
- Sử dụng thủ pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tạo ấn tượng về một dòng sông có tâm địa độc ác, là kẻ thù số một luôn tìm cách tiêu diệt bất cứ ai ngang qua.
Tổng hợp