fbpx
Home Tin tuyển sinh Những lưu ý quan trọng trước, trong và sau khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển

Những lưu ý quan trọng trước, trong và sau khi thay đổi nguyện vọng xét tuyển

0

Trong lần điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sắp tới sẽ có hai hình thức gồm điều chỉnh trực tuyến và dùng Phiếu điều chỉnh. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được sử dụng 1 trong 2 phương thức điều chỉnh trên và cũng chỉ 1 lần duy nhất được thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển, do đó thí sinh phải hết sức thận trọng.

Theo TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Bách khoa TPHCM, trong đợt điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sắp tới, các thí sinh phải hết sức thận trọng bởi mỗi chỉ được thực hiện điều chỉnh 1 lần duy nhất.

Theo TS Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Bách khoa TPHCM, trong đợt điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sắp tới, các thí sinh phải hết sức thận trọng bởi mỗi chỉ được thực hiện điều chỉnh 1 lần duy nhất.

Ông Thông cho biết, để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, thí sinh có 2 phương thức gồm điều chỉnh trực tuyến và dùng Phiếu điều chỉnh. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được sử dụng 1 trong 2 phương thức điều chỉnh trên.

“Cụ thể, nếu tổng số nguyện vọng không vượt quá tổng số nguyện vọng đã đăng ký thì thí sinh nên chọn phương thức trực tuyến, nếu cần tăng số nguyện vọng thì dùng phương thức dùng Phiếu điều chỉnh”, ông Thông nói.

Về nguyên tắc khi điều chỉnh, ông Thông khuyên thí sinh nên đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành, trường mà mình yêu thích. “Nếu có nhiều ngành thỏa điểm chuẩn trúng tuyển thì thí sinh chỉ được xét trúng tuyển 1 ngành duy nhất theo thứ tự nguyện vọng cao nhất (nếu nguyện vọng cao đã được xét trúng tuyển thì không xét các nguyện vọng có thứ tự dưới, cho dù thỏa điểm chuẩn trúng tuyển)”, ông Thông nói.

Theo ông Thông, khi các trường đại học xét tuyển thì điểm chuẩn trúng tuyển được xác định theo ngành, không căn cứ theo thứ tự nguyện vọng. “Ví dụ, điểm trúng tuyển ngành ABC là 22 điểm thì thí sinh đã đăng ký ngành ABC ở nguyện vọng thứ 1 và thí sinh đã đăng ký ngành ABC ở nguyện vọng thứ 15 cũng được xét trúng tuyển với mức điểm chuẩn trúng tuyển là 22 điểm”, ông Thông dẫn chứng.

Ngoài ra, trong thời gian đợi kết quả trúng tuyển và gọi nhập học, ông Thông cũng khuyên thí sinh nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ sau đây để sẵn sàng nhập học sau khi công bố kết quả trúng tuyển:

1. Giấy chứng nhận kết quả thi THPT QG 2017 bản chính
– Nên lưu vài bản sao y bản chính có chứng thực để sử dụng về sau.

2. Giấy khai sinh (bản trích lục hoặc bản sao do Phường cấp)

3. CMND/Căn cước (bản sao có chứng thực)
– Chuẩn bị nhiều bản cho hồ sơ nhập học, thẻ bảo hiểm y tế, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký ký túc xá, …

4. Hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

5. Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao có chứng thực) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT 2017 tạm thời

6. Học bạ THPT (bản sao có chứng thực)

7. Giấy chứng nhận đăng ký Nghĩa vụ quân sự (đã được cấp vào năm 17 tuổi đối với nam) (bản sao có chứng thực)

8. Các giấy tờ minh chứng nếu được hưởng đối tượng ưu tiên (bản sao có chứng thực):

– Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh từ 81% trở lên
– Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh dưới 81%
– Quyết định trợ cấp một lần của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Huân chương Kháng chiến / Chiến thắng; Huy chương Kháng chiến / Chiến thắng…

9. Hình thẻ 3×4 (chụp trong vòng 6 tháng)
– Chuẩn bị nhiều hình cho hồ sơ nhập học, thẻ bảo hiểm y tế, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký ký túc xá, …

10. Sổ sinh hoạt Đoàn và thẻ đoàn viên (nếu là đoàn viên)

11. Sổ sinh hoạt Đảng và thẻ đảng viên (nếu là đảng viên)

12. Bản khai lý lịch; học phí (tùy trường).

Theo Tienphong

Comments

comments