fbpx
Home Học đường Mô hình đào tạo mới khiến 200.000 cử nhân không lo thất nghiệp

Mô hình đào tạo mới khiến 200.000 cử nhân không lo thất nghiệp

0

On-the-job training là mô hình đào tạo thực tế tại doanh nghiệp ở những giai đoạn sớm, không dựa trên học thuật, nhằm dạy cho sinh viên nhóm kĩ năng mềm trong quá trình xin việc và những kiến thức thực tế nhất trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp trong từng lĩnh vực.

Đã có nhiều tranh luận về nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá nhiều cử nhân thất nghiệp như chuyên môn không tốt, ngoại ngữ kém, thiếu kĩ năng, không được định hướng tốt. Theo thống kê của các chuyên gia, hiện đang có 100.000 cử nhân đang làm các công việc phổ thông đơn giản và không yêu cầu bằng cấp và trong năm 2017 con số cử nhân thất nghiệp sẽ tăng lên 200.000.

Tình trạng này thường ít xảy ra với sinh viên tốt nghiệp đại học tại các nước phát triển nhờ mô hình đào tạo tiên tiến đã được nghiên cứu và áp dụng thành công có tên là On-the-job Training.

Mô hình đào tạo theo lối cầm tay chỉ việc này là khái niệm đã quen thuộc từ lâu với các nước như Nhật, Anh Quốc, Mỹ, và các nước Châu Âu.

On-the-job training là mô hình đào tạo thực tế tại doanh nghiệp ở những giai đoạn sớm, không dựa trên học thuật, nhằm dạy cho sinh viên nhóm kĩ năng mềm trong quá trình xin việc và những kiến thức thực tế nhất trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp trong từng lĩnh vực.

Đại học Greenwich Việt Nam là một trong số rất ít trường đại học tại Việt Nam áp dụng thành công mô hình giảng dạy này.

Hinh anh Mo hinh dao tao moi khien 200.000 cu nhan khong lo that nghiep

Sinh viên Đại học Greenwich Việt Nam thực tập tại FPT Telecom trong học kì On –the-job Training.

Trúng nhiều đích

Trong giai đoạn đầu của học kì On the job Training, sinh viên được học các kĩ năng mềm không thể thiếu để làm việc tại bất kì công ty nào như kĩ năng tin học (sử dụng các phần mềm tin học), kĩ năng soạn thảo văn bản (học về văn phong và cấu trúc các loại văn bản thông dụng tại môi trường làm việc, kỹ năng tổng hợp thông tin và ghi chép trong các cuộc họp), kỹ năng giao tiếp (văn hoá giao tiếp chuyên nghiệp và cách ứng xử phù hợp với những đối tượng khác nhau trong công việc), kỹ năng viết CV và phỏng vấn với các nhà tuyển dụng.

Sau khi đã hoàn thiện các kĩ năng mềm, sinh viên sẽ bước vào giai đoạn 2, làm việc thực tế tại doanh nghiệp.

Sinh viên từng chuyên ngành sẽ có các lộ trình huấn luyện riêng và được trực tiếp học việc ngay tại công ty cùng lĩnh vực với chuyên ngành học của mình. Giai đoạn này giúp sinh viên làm quen với việc ứng dụng kiến thức học thuật vào môi trường làm việc thực tế cũng như củng cố định hướng cho sinh viên về những công việc tiềm năng mà mình sẽ làm trong tương lai.

Tại một số chương trình đào tạo quốc tế trong đó có Đại học Greenwich Việt Nam, tất cả các sinh viên năm 2 đều được yêu cầu hoàn thành học kỳ On-the-job Training. Đây được xem là một lợi thế lớn của mỗi sinh viên và luôn là yếu tố được các bậc phụ huynh quan tâm hơn cả.

Doanh nghiệp có lợi

Trong khi số cử nhân thất nghiệp đang tăng cao báo động thì các doanh nghiệp nói chung lại thiếu hụt nhân lực vì không tuyển dụng được nhân viên phù hợp và đủ năng lực.

Việc các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam phải chi hàng chục tới hàng trăm nghìn USD mỗi năm cho hạng mục đào tạo lại nhân viên mới hay thậm chí cử nhân viên từ nước bản địa sang Việt Nam làm việc không còn là xa lạ.

Chương trình On-the-job Training cũng được xem là chìa khoá để giải quyết vấn đề này. Quá trình học việc của các sinh viên tại doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp có nguồn ứng viên tiềm năng và được đảm bảo về năng lực làm việc. Đồng thời cũng được coi như là giai đoạn nền tảng, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo lại từ đầu cho nhân viên.

Mô hình đào tạo On-the-job Training du nhập từ những hệ thống giáo dục tiên tiến nhất thế giới chính không chỉ là giải pháp cho tình trạng thất nghiệp mà còn là cầu nối đưa sinh viên tới gần hơn với những cơ hội việc làm tiềm năng từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Ngoài ra, đây cũng là bước đệm không thể thiếu, để những cử nhân tương lai và các bậc phụ huynh không còn lo lắng về vấn đề thất nghiệp sau khi ra trường.

Năm 2017, Đại học Greenwich Việt Nam tuyển sinh các chuyên ngành Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa, Quản trị Kinh doanh (gồm các chuyên ngành hẹp Quản trị kinh doanh, Quản trị Marketing, Quản trị Tài chính, Quản trị Sự kiện).

Sinh viên hoàn thành chương trình học tại Việt Nam được kiểm định chất lượng bởi Đại học Greenwich Vương quốc Anh và nhận bằng Cử nhân do Đại học Greenwich Vương quốc Anh cấp có giá trị toàn cầu.

Đối tượng tuyển sinh gồm học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; sinh viên chuyển đổi tín chỉ từ các trường đại học, cao đẳng khác. Trường ưu tiên tuyển thẳng đối với thí sinh có điểm tổng kết lớp 11 hoặc kỳ I lớp 12 từ 6.5 trở lên hoặc điểm tổng một trong ba môn: Toán, Tiếng Anh, Tin học từ 7.0 trở lên.

Đăng ký tuyển sinh trực tuyến tại đây, xem thêm thông tin về trường tại website

Theo vtc.vn

Comments

comments