fbpx
Home Tài liệu luyện thi Môn Lý Mẹo ôn tập và làm bài thi môn Vật Lý hiệu quả

Mẹo ôn tập và làm bài thi môn Vật Lý hiệu quả

1

Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả, Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị, Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế… là những bí quyết giúp bạn ôn tập và làm bài thi môn Vật lý hiệu quả.

Mẹo ôn tập và làm bài thi ĐH – CĐ môn Vật Lý hiệu quả

CLB gia sư thủ khoa hướng dẫn thí sinh phương pháp ôn tập và làm bài thi môn Vật lý, trong đó lưu ý các em cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm.

Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả chi tiết của bài học trong sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy học sinh không nên bỏ qua bất kỳ một “tiểu tiết” nào trong sách giáo khoa.

Phải nắm chính xác các định luật Vật lý, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ kiến thức Vật lý cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt công thức, hằng số Vật lý thường gặp.

1. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi làm xong các phép tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.

2. Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị: Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lý xảy ra theo quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.

3.Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế: Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến bài thí nghiệm thực hành, đọc và tìm hiểu nội dung liên quan thuộc chương cuối cùng từ vĩ mô đến vi mô.

Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán. Môn Vật lý có rất nhiều công thức. Vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được tất cả công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và gắn nó với thực tế.

Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần cơ, điện, nhưng thực ra những phần đó là khó nhất trong tất các phần của môn Vật lý. Vì vậy, một kinh nghiệm “xương máu” là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc biệt là phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.

4. Ăn điểm ở các phần khó: Đối với các các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Quang lý thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong phần này sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết. Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết, bạn phải phải ghi chép, hiểu bản chất, không được học “học vẹt” và phải bám sát vào cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT.

Phương pháp học môn Vật lý phù hợp cho học sinh trong những tháng cuối.

1.Học sinh có học lực yếu, mất gốc kiến thức.

-Đối với những học sinh này, nên đăt mục tiêu từ 5-6 điểm (vì nếu tính 3 môn mỗi môn khoảng 5 điểm thì em vẫn có cơ hội vào các trường ở mức độ trung bình 15-18 điểm).

– Với lực học và mục tiêu của bạn thì nên tập trung học những chuyên đề dễ “ăn điểm” trước. Những chuyên đề dễ “ăn điểm” thường tập trung tại các chương ở học kì 2 lớp 12 và các vấn đề cơ bản của 3 chương học kì 1 lớp 12.

– Trong quá trình hoàn thành các chương học kì 2 các bạn nên học chắc để tránh vòng lại. Khoảng tầm cuối tháng 4 nên vòng trở lại ôn tập 3 chương học kì 1 để cuối tháng 4, đầu tháng 5 tập trung luyện đề.

2. Đối với những học sinh có học lực trung bình, trung bình khá.

– Nếu điểm thi thử của bạn đạt từ 5-6 điểm, bạn nên đặt mục tiêu 7 – 8 điểm để phấn đấu các trường tốp cận trên với điểm chuẩn dao động từ 17 – 20 điểm.

– Với lực học hiện tại và mục tiêu của bạn, bạn  nên học theo hướng khắc phục vấn đề còn yếu (có thể tự tìm bài tập, luyện tập và so sánh đáp án). Ngoài ra nên làm thêm các vấn đề ở mức độ nâng cao, các vấn đề mới.

– Trong giai đoạn này các bạn nên lựa chọn hình thức học là luyện hệ thống đề thi chuẩn mực và chất lượng.

3. Với những học sinh có học lực khá, giỏi.

– Bnaj nên đặt mục tiêu 9 – 10 điểm để có động lực phấn đấu các trường tốp trên.

– Với lực học và mục tiêu của bạn thì nên học tìm các câu hỏi khó, lạ để rèn luyện thêm (các câu trong chương trình học). Các câu hỏi này thường nằm ở các chuyên đề Dao động cơ, Sóng cơ, Điện xoay chiều.

– Bạn  cần lưu ý rằng đề tăng từ 4 lên 7 điểm dễ hơn rất nhiều việc tăng từ 8 lến 9 hoặc từ 9 lên 10. Điểm 9, 10 yêu cầu ở các bạn sự chính xác, tốc độ làm bài nhanh. Vì thế, bạn cần rèn luyện đề để rèn phản xạ tức thì đồng thời nên tự xây dựng quy trình giải nhanh riêng cho bản thân hoặc các quy tắc nhớ riêng của bản thân.

Một số mẹo làm đề thi trắc nghiệm môn Vật Lý hiệu quả

1. Một số lưu ý

Khi ôn tập, các ban cần lưu ý những nội dung kiến thức sau:

– Hết sức tập trung vào những nội dung vừa sức và dễ lấy điểm dựa theo năng lực của mình.

– Các dạng bài tập trọng tâm, điển hình trong đề thi mà năm nào hầu như cũng có. Để rút ra những dạng bài này, bạn có thể tham khảo Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Vật lí từ năm 2010 – 2014.

– Tránh học những nội dung đã giảm tải để tiết kiệm thời gian.

Các em ở mức độ đặt mục tiêu trên 7 điểm cầ lưu ý học thêm các vấn đề nâng cao và mở rộng kiến thức xuống lớp 10 với các vấn đề cơ – điện – quang.

2. Một số mẹo làm đề thi đạt điểm cao

Khi luyện đề bạn nên lưu ý:

– Khi làm đề hãy tự tự bấm giờ, nên làm đề trong 60 phút để rèn áp lực (vì thực sự đối mặt với đề thi trong 60 phút đầu về cơ bản bạn  đã làm hết các câu có thể làm được và tư duy được).

– Nghiêm cấm vừa làm vừa vào facebook, zalo, skype.. tán gẫu với bạn bè.

– Không mở tài liệu khi đang làm. Cần tuyệt đối có kỉ luật với bản thân. Điều này không chỉ có tác dụng cho kỳ thi mà còn rèn bạn trở thành một con người có tư chất.

– Khi làm xong đề mới mở đáp án tra, đánh dấu các câu đã đúng, đã làm được nhưng sai và chép lại các câu lạ ra cuốn vở chia ra 7 phần sưu tầm câu khó để dành lâu lâu lôi ra nghiên cứu hoặc hỏi thầy cô, bạn bè, group,…

– Khi làm được khoảng 5 đề tự hệ thống lại bảng điểm mỗi lần để phấn đấu thêm (cứ thêm 1 câu mỗi phần thì khi tập hợp lại sẽ được 1,5 điểm tổng bài thi). Điều này sẽ tạo ra bất ngờ, nên bạn đừng coi thường “tích tiểu thành đại” mà.

Comments

comments