Đánh bừa đương nhiên không bao giờ là đúng 100%. Nhưng trong một số trường hợp nó vô cùng hữu ích. Xác suất để có một câu trả lời đúng thường khoảng 70-80%.
Đây là một số kinh nghiệm của Ad và tham khảo ở một số nơi khác.
1. NHẬN BIẾT LỌ MẤT NHÃN (Đối với bài nhận biết nhiều hơn 2 chất)
+ Nếu toàn chất vô cơ => chọn dung dịch kiềm. Nếu vừa xuất hiện kiềm “bậc 1” (NaOH, KOH) vừa xuất hiện kiềm “bậc 2” (Ba(OH)2, Ca(OH)2 thì chọn kiềm bậc 2
+ Nếu là chất hữu cơ thì chọn Cu(OH)2
=> Dù gì đi nữa thì hiểu cơ chế thì vẫn là chính xác nhất! (câu này dành cho những em “không biết gì” về Hóa thôi nhé!
2. TÌM CTPT:
Nếu không tính ra được đáp số thì làm như cách sau: lấy khối lượng đề cho, chia cho M của các đáp án sẽ ra được số mol. Số mol nào ra đẹp nhất thì đó là đáp án (cách này có rất nhiều người vẫn thường áp dụng nhỉ
Các số khác thường là ra số rất lẻ (đáp án sai).
Ví dụ: Cho 7,4 gam một este. . .
Este cần tìm là:
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H8O2.
D. C5H10O2.
Khi lấy 7,4 chia cho giá trị M của các đáp án, các em thấy chỉ có đáp án B là ra tròn trịa nhất. Đó có khả năng là đáp án đúng.
3. Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng, đây là quy luật RẤT QUAN TRỌNG
Ví dụ 1:
A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2
B. Zn(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng.
Áp dụng cùng với bí kíp số 2, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng (vì sao thì dễ hiểu rồi đúng ko?)
Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng k sao, vẫn tốt hơn là 1:3 đấy nhỉ.
Ví dụ 2:
A. Al, Fe, Cr
B. Mg, Zn, Cu
C. Ba, Ag, Au
D. Fe, Cu, Ag
Gặp câu này mà không tính được thì đếm số lần xuất hiện của các dữ kiện ra nhé, ở đây có thể thấy: Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần.
Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.
Ví dụ 3: 4 đáp án của một câu hỏi là:
A. NO và Mg.
B. N2O và Al.
C. N2O và Fe.
D. NO2 và Al.
=> Nhìn vào 4 đáp án trên thấy N2O và Al xuất hiện 2 lần. Nó nằm ở đáp án B. Chọn phương án này có xác suất đúng cao nhất.
4. TRONG 1 CÂU THƯỜNG CÓ 3 ĐÁP ÁN GẦN GIỐNG NHAU, 1 TRONG 3 CHẮC CHẮN LÀ ĐÁP ÁN ĐÚNG, CÓ THỂ LOẠI NGAY ĐÁP ÁN CÒN LẠI.
Ví dụ : A. Chu kỳ 4, nhóm IIA
B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB
C. Chu kỳ 3, nhóm VIB
D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA
Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai.
Cơ sở: để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện, xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án không được “ngụy trang” chắc chắn là đáp án sai.
5. ĐÁP ÁN LOẠI ĐƯỢC LẬP TỨC SẼ THƯỜNG CÓ 1 PHẦN ĐÚNG
Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3”, vậy thì phần “nhóm VIB” của nó sẽ là phần đúng. Vì thế có thể khoanh ngay đáp án B. vì nó có phần cuối khá giống, với chữ… B.
Một ví dụ khác:
A. 4,9 và glixerol
B. 4,9 và propan-1,3-điol
C. 9,8 và propan-1,2-điol
D. 4,9 và propan-1,2-điol
Loại ngay đáp án C vì có phần “9,8” có vẻ “khang khác”, đi cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol
Từ đây suy ra D là đáp án đúng
6. 2 ĐÁP ÁN NÀO GẦN GIỐNG (NA NÁ) NHAU, 1 TRONG 2 THƯỜNG ĐÚNG
A. m = 2a – V/22,4
B. m = 2a – V/11,2
C. m = 2a – V/5,6
D. m = 2a V/5,6
C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau
Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu –
Vậy >> Chọn C
7. Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng.
VD : A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30
Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng.
8. NẾU CÁC ĐÁP ÁN XUẤT HIỆN %, NHỮNG ĐÁP ÁN NÀO CỘNG VỚI NHAU BẰNG 100% THƯỜNG LÀ ĐÁP ÁN ĐÚNG
VD: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50%
Dễ thấy 40% 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng.
9. VỚI NHỮNG CÂU HỎI DẠNG TÍNH pH, HÃY CHỌN NHỮNG ĐÁP ÁN MANG 1 TRONG CÁC GIÁ TRỊ SAU:
1, 2, 12, 13
10. Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án “không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất” (vì mình thấy tỉ lệ trúng các đáp án này thường cao hơn).
11. Các câu hỏi lý thuyết:
– Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng.
– Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng
– Đáp án có những từ “luôn luôn”, “duy nhất”, “hoàn toàn không”, “chỉ có…”, “chắc chắn” thường sai.
– Đáp án mang các cụm từ “có thể”, “tùy trường hợp”, “hoặc”, “có lẽ”, “đôi khi” thường đúng
– Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.
12. CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KIM LOẠI:
Đáp án nào có chữ “electron tự do” thì quýnh dzô.
13. ĐỒNG PHÂN ESTE:
C2H4O2 (M=60) –> 1 đf
C3H6O2 (M=74) –> 2 đf
C4H8O2 (M=88) –> 4 đf
14. AMIN TAN TRONG NƯỚC LÀM QUỲ TÍM HÓA XANH:
Cái nào có chữ “phenyl” là không đổi màu gì hết. Và nó cũng là amin yếu nhất trong dãy.
15. NHỮNG CHẤT CÓ KHẢ NĂNG TRÁNG BẠC:
anđehit, glucozo, fructozo, axit HCOOH và các este có chữ H đầu tiên.
16. KIM LOẠI TAN ĐƯỢC TRONG NƯỚC: Li, Na, K, Ca, Ba.
17. NHỮNG CHẤT LƯỠNG TÍNH:
+ ion HCO3-
+ Oxit và hiđroxit của các nguyên tố Al, Zn, Cr (chú ý muối và nguyên tố kim loại không được gọi là lưỡng tính nha).
18. KIM LOẠI KHÔNG TAN TRONG HNO3 VÀ H2SO4 ĐẶC NGUỘI: Al, Fe, Cr
19. CHẤT CÓ THỂ THAM GIA PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP: có nối đôi.
20. CHẤT CÓ THỂ THAM GIA PHẢN ỨNG TRÙNG NGƯNG: có nhóm chức -COOH (và 1 nhóm chức -OH hoặc -NH2)
21. AXIT BÉO: axit panmitic, axit stearic và axit oleic. (Đều là C15 hoặc C17 và 1 nhóm -COOH).
22. QUẶNG SẢN XUẤT Al: Boxit
23. QUẶNG GIÀU SẮT NHẤT: Manhetit (Fe3O4). Chú ý coi chừng nhầm với quặng Hemantit. Thấy cha nào giàu sắt thì kiếm chữ M quýnh dzô
24. KIM LOẠI CHỈ CÓ THỂ ĐIỀU CHẾ BẰNG ĐIỆN PHÂN NÓNG CHẢY:
K, Na, Ca, Mg, Al (Al điều điều chế từ quặng boxit – tức oxit của Al, còn 4 nguyên tố kia điều chế từ muối clorua)
25. TÁCH HOẶC LÀM SẠCH 1 CHẤT TRONG HỖN HỢP NHIỀU CHẤT:
Cần chất nào cho ngay chất đó vào.
VD1: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch AgNO3 (cần Ag chọn AgNO3).
VD2: Làm sạch dung dịch Fe(NO3)2 có lẫn dung dịch CuCl2 và AgNO3 –> Cho Fe vào (Cần Fe(NO3)2 cho Fe vào)…
Ngoài ra còn có một số “mẹo vặt” khác như những đáp số nào quen thuộc thì thường là đáp án đúng (như C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5…)
Những mẹo này mỗi người mỗi khác, còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng người grin emoticon
Những bí quyết này có thể giúp đỡ các em nhiều trong các kì thi. Vì vậy nên biết một chút để “phòng thân”. Những “chiêu” này chỉ dùng cho những học sinh trung bình khá. Những em có kiến thức vững vàng không cần kinh nghiệm này cho kì thi này cũng được, nhưng một số mẹo có thể vẫn sẽ có tác dụng cho bậc học cao hơn, nếu đó vẫn là một bài thi trắc nghiệm!