fbpx
Home Giải bài tập lớp 10 Giải bài tập GDCD 10 Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội

13
Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Quần chúng là người sáng tạo, công nông là sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa …Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại gắn, chứ không “Trường thiên đại hải”, “Dây cà ra dây muống”…Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quí. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9, tr. 250). Câu nói ấy của Bác nói đến vai trò của con người trong cuộc sống.

1. Con người là chủ thể của lịch sử

a. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình :

– Con người tự tìm ra được công cụ lao động .

– Chỉ có con người biết sử dụng công cụ lao động . Nhờ công cụ lao động mà con người tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật .Từ đó lịch sử loài người đựơc bắt đầu

b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội :

– Để tồn tại và phát triển con ngươi phải lao động SX ra của cải vật chất để nuôi sống XH.

– SX ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người.

   + Là kết quả của quá trình LĐ và sáng tạo của con người.

   + Ví dụ: – Lương thực,thực phẩm, tư liệu sinh hoạt…

– Đời sống LĐ của con người là nguồn đề tài vô tận của các giá trị văn hóa, tinh thần.

– Con người là tác giả của các công trình văn hóa, nghệ thuật. Ví dụ: Các kì quan thế giới: Ở Việt Nam: Nhã nhạc cung đình Huế, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Di tích Tràng An, Vịnh Hạ Long…

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

– Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

– Ví dụ: từ CXNT → CHNL → PK → TBCN → XHCN.

2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

a. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.

b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người:

– Xã hội chủ nghĩa là một xã hội mọi người có suộc sống tự do, hạnh phúc.

– Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội là: Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện.

– Nước ta đang trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng yếu tố con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu con người ngừng . . . ” ( C.Mác)

A. giao tiếp với nhau.

B. hợp tác với nhau.

C. hoạt động.

D. lao động sản xuất.

Đáp án: D

Câu 2: Đỉnh cao của sự phát triển xã hội là:

A. Con người được phát triển tự do.

B. Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản.

C. Con người sống trong một xã hội tự do phát triển cá nhân.

D. Không còn chế độ bóc lột người.

Đáp án: B

Câu 3: Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người?

A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.

C. Chúa tạo ra con người.

D. Con người làm ra lịch sử của chính mình.

Đáp án: C

Câu 4: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là . . . cao cả của chủ nghĩa xã hội”.

A. mục tiêu.        B. điều kiện.

C. lý do.        D. nguyên tắc.

Đáp án: A

Câu 5: Các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là đúng nhất?

A. Con người thay đổi lịch sử với sự trợ giúp của các vị thần.

B. Các vị thần đã quyết định sự biến đổi của lịch sử.

C. Chỉ có cá nhân kiệt xuất mới làm nên lịch sử.

D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động theo các quy luật khách quan.

Đáp án: D

Câu 6: Theo quan điểm triết học Mác – Lênin yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn thành người?

A. Chọn lọc tự nhiên.

B. Cuộc sống quần cư thành bầy đàn.

C. Phát triển khoa học.

D. Lao động.

Đáp án: D

Câu 7: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là . . . phát triển của xã hội.”

A. trung tâm.        B. mục tiêu.

C. điều kiện.        D. tiêu chuẩn.

Đáp án: B

Câu 8: Lịch sử loài người được hình thành khi:

A. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động.

B. Con người biết sáng tạo ra các giá trị tinh thần.

C. Chúa tạo ra Adam và Eva.

D. Con người tạo ra tiền tệ.

Đáp án: A

Câu 9: Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để:

A. phát triển kinh tế.

B. nâng cao đời sống tinh thần.

C. cải tạo xã hội.

D. đảm bảo cho con người tồn tại.

Đáp án: C

Câu 10: Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là:

A. Chiến tranh biên giới.

B. Các cuộc cách mạng xã hội.

C. Thay đổi chế độ xã hội.

D. Cải tạo xã hội.

Đáp án: B

Câu 11: Con người tạ ra các giá trị tinh thần dựa trên:

A. Sự mách bảo của thần linh.

B. Bản năng sinh tồn của con người.

C. Các quy luật tự nhiên.

D. Đời sống sinh hoạt hằng ngày, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh.

Đáp án: D

Comments

comments