fbpx
Home Giải bài tập lớp 10 Giải bài tập GDCD 10 Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

16
Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

Lý thuyết, Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân

– Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân

– Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, điểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm.

– Để ngày càng tiến bộ cần:

   + Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân

   + Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.

2. Tự hoàn thiện bản thân

– Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.

– Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.

– Vì sao tự hoàn thiện bản thân?

   + Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng

   + Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.

   + Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.

3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?

a. Yêu cầu chung

– Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức.

– Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè, xã hội để thực hiện mục tiêu tự hoàn thiện bản thân.

b. Học sinh cần làm gì?

– Tự nhận thức đúng bản thân

– Có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện

– Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện

– Xác định những thuận lợi, khó khăn, quyết tâm thực hiện

– Biết tìm sự giúp đỡ của những người tin cậy

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là?

A. Nhận thức.

B. Tự nhận thức.

C. Tự hoàn thiện bản thân.

D. Tự nhận thức bản thân.

Đáp án: D

Câu 2: Tự nhận thức về bản thân là… rất cơ bản của con người. Trong dấu “…” là?

A. Nhân tố.

B. Yếu tố.

C. Kỹ năng sống.

D. Kỹ năng

Đáp án: C

Câu 3: Vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện được gọi là?

A. Nhận thức.

B. Tự nhận thức.

C. Tự hoàn thiện bản thân.

D. Tự nhận thức bản thân.

Đáp án: C

Câu 4: Bạn P học giỏi môn Văn và môn Sử và yêu thích môn Địa lý với mong muốn tìm hiểu các nơi của mọi miền Tổ Quốc vì vậy bạn lựa chọn cho mình khối C để thi Đại học. Việc làm đó thể hiện?

A. Tự nhận thức bản thân.

B. Tự hoàn thiện bản thân.

C. Nhận thức.

D. Hoàn thiện bản thân.

Đáp án: A

Câu 5: Do ngành Quan hệ quốc tế đang được nhiều bạn trẻ yêu thích và trở thành xu thế nên Q quyết định sẽ thi Đại học vào ngành đó trong khi đó Q lại học chuyên khối C còn ngành Quan hệ quốc tế lại là khối D. Q cho rằng thi cho vui, biết đâu lại đỗ. Quan điểm đó của Q thể hiện Q là người?

A. Biết nhận thức bản thân.

B. Không biết tự nhận thức về bản thân.

C. Biết hoàn thiện bản thân.

D. Không biết tự hoàn thiện bản thân.

Đáp án: B

Câu 6: Dù nhiều lần thi trượt vào trường Đại học Y Hà Nội nhưng H vẫn quyết tâm ôn thi và đọc thêm sách vở, tự học ôn lại kiến thức nên năm 2017, H đã thi đỗ vào trường Đại Học Y Hà Nội với số điểm là 29 điểm. Điều đó cho thấy?

A. H biết nhận thức bản thân.

B. H không biết nhận thức bản thân.

C. H không biết tự hoàn thiện bản thân.

D. H biết tự hoàn thiện bản thân.

Đáp án: D

Câu 7: Biết mình học kém môn Tiếng Anh nên D luôn tìm tòi cách học tiếng anh hiệu quả thông qua bài hát, bộ phim và giao tiếp với người nước ngoài. Nhờ đó, D đã thi đỗ trường Đại học Ngoại ngữ tiếp tục theo đuổi ước mơ học Tiếng Anh của mình. Việc làm đó thể hiện?

A. D biết nhận thức bản thân.

B. D không biết nhận thức bản thân.

C. D không biết tự hoàn thiện bản thân.

D. D biết tự hoàn thiện bản thân.

Đáp án: D

Câu 8: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ trở lên?

A. Tự ti.

B. Tự tin.

C. Kiêu căng.

D. Lạc hậu.

Đáp án: D

Câu 9: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính nào?

A. Bao dung, cần cù.

B. Tiết kiệm, cần cù.

C. Trung thức, tiết kiệm.

D. Khiêm tốn, trung thực, hòa nhập.

Đáp án: D

Câu 10: Biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân là?

A. Lắng nghe góp ý của mọi người.

B. Lên kế hoạch học và chơi.

C. Học hỏi bạn bè những việc làm tốt.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Comments

comments

16 COMMENTS

Comments are closed.