Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp)
I. Ngoại lực
II. Tác động của ngoại lực
1. Quá trình phong hóa
2. Quá trình bóc mòn
– Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
– Các hình thức bóc mòn: xâm thực, thổi mòn và mài mòn.
a. Xâm thực
– Khái niệm: Là quá trình chuyển dời các sản phẩm phong hoá.
– Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…
– Kết quả: Tạo ra các khe, rãnh, sông suối, các vịnh, mũi đất,…
Hình 9.4. Rãnh do dòng nước tạm thời tạo ra và vịnh biển
b. Thổi mòn
– Nguyên nhân: Là quá trình bóc mòn do gió, thường xảy ra mạnh ở những vùng khí hậu khô hạn.
– Kết quả: Tạo thành những dạng địa hình độc đáo như nấm đá, cột đá,…
Hình 9.5. Các nấm đá do tác động của thổi mòn
c. Mài mòn
– Nơi diễn ra: Diễn ra chậm chủ yếu trên bề mặt đất đá.
– Nguyên nhân: Do tác động của nước chảy trên sườn dốc, sóng biển, chuyển động của băng hà,…
– Kết quả: Tạo ra các dạng địa hình như vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ,…
Hình 9.6. Hàm ếch song vỗ và vách biển
3. Quá trình vận chuyển
– Khái niệm: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
– Hình thức vận chuyển:
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá dốc.
4. Quá trình bồi tụ
– Khái niệm: Là quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích) phá hủy.
– Nguyên nhân: Do gió, dòng chảy, song biển,…
– Kết quả: Tạo nên địa hình mới như cồn cát, đụn cát (sa mạc), bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông), các bãi biển.
Hình 9.7. Đụn cát ở sa mạc Rub al Khali – Trung Đông và bãi bồi ven sông Hồng
Kết luận: Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.