Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
I. Ngoại lực
– Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
– Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
– Các tác nhân của ngoại lực gồm: các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
II. Tác động của ngoại lực
1. Quá trình phong hóa
– Khái niệm: Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2¬, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
– Nơi diễn ra: Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
– Các dạng phong hóa: hóa học, lí học và sinh học.
a. Phong hóa lí học
– Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
– Nguyên nhân chủ yếu: Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của con người,…
– Kết quả: đá nứt vỡ, mảnh vụn,…
Hình 9.1. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột
b. Phong hóa hóa học
– Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
– Nguyên nhân: Tác động của chất khí, các chất khoáng chất hòa tan trong nước,…
– Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.
Hình 9.2. Hang động – kết quả của sự hòa tan đá vôi da nước
c. Phong hóa sinh học
– Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật.
– Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất,…
– Kết quả: Đá bị phá hủy về mặt cơ giới và mặt hóa học.
– Sản phẩm: Một phần tạo thành lớp vỏ phong hóa, một phần tạo ra sản phẩm cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.
Hình 8.3. Rễ cây làm cho các lớp đá bị rạn nứt