fbpx
Home Tin tuyển sinh Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Dự kiến sẽ toàn điểm 5,6

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Dự kiến sẽ toàn điểm 5,6

0
Kỳ thi THPT Quốc gia 2018: Dự kiến sẽ toàn điểm 5,6

Môn Toán: Phổ điểm khoảng 5-6 điểm

Thầy Trần Văn Toàn – tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie, TP. HCM cho biết, đề quá dài, có thể lọc thành 2 đề riêng, mỗi đề 180 phút.

Ngoài ra, đề cho thuần túy toán tự luận ở phần phân loại học sinh, nếu các em trúng “tủ” may mắn gặp dạng đã ôn và làm kịp giờ thì điểm cao. Thầy Toàn cho rằng phổ điểm khoảng 5-6 điểm.

Môn Văn: 5 – 6 điểm

Thầy Trịnh Quỳnh (GV trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) dự đoán phổ điểm môn Văn năm nay khoảng 5-6 điểm. Theo thầy Quỳnh, phổ điểm như vậy vì học sinh trung bình có thể làm tốt phần Đọc hiểu, phần Nghị luận xã hội không có sự phân hóa rõ rệt nhưng các em lại gặp khó ở phần Nghị luận văn học.

Còn thầy Phan Trắc Thúc Định (GV trường  THPT Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội) nhận xét đề Văn rất hay, có sự phân hóa theo yêu cầu cơ bản và nâng cao đúng như đề minh họa Bộ GD-ĐT đã ra.

Thầy Định cho biết, câu Đọc hiểu và Nghị luận xã hội chạm đến vấn đề thời sự mà học sinh có thể trả lời tốt. Ở câu Nghị luận xã hội rất hay, là dạng câu mở để thí sinh dễ trình bày nhận thức của mình về “sứ mệnh…”; qua đó đưa ra thông điệp về ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ.

Ở phần Ngị luận văn học (5 điểm): Nhìn qua đề khá gọn gàng, mạch lạc. Tuy nhiên, theo đánh giá của thầy Định, phần này yêu cầu kiến thức khá nhiều, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp kiến thức rõ ràng của lớp 11 và 12.

Đặc biệt, đề yêu cầu thí sinh vận dụng các thao tác rất rõ như phân tích, so sánh, bàn luận, nhận xét, đánh giá vấn đề. Vì vậy, học sinh chủ động được kiến thức và bám sát thao tác lập luận mới đạt được điểm cao.Với đề thi như vậy, năm nay, phổ điểm môn Văn sẽ không cao hơn năm trước, sẽ rất ít thí sinh đạt được trên 8 điểm. Năm nay, số lượng thí sinh đạt 7,8 điểm sẽ ít hơn hẳn; thậm chí số lượng thí sinh đạt dưới 5 điểm cũng tăng so hơn năm trước. Theo thầy Định dự đoán, phổ điểm sẽ dao động là 5-6 điểm.

Môn tiếng Anh: Từ 3,5 đến 5 điểm

Thạc sỹ Phan Điệu – Giảng viên khoa tiếng Anh, trường Đại học Hà Nội nhận định đề thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm nay rất hay, vừa kiểm tra nội dung kiến thức chương trình THPT, vừa có độ phân hoá cao hơn năm trước rất nhiều.

Với đề thi này, học sinh đại trà có thể làm được 40%-50% số câu hỏi (tập trung chủ yếu phần Phát âm – Trọng âm; Trắc tghiệm từ vựng – ngữ pháp; Viết lại câu; Giao tiếp xã hội và bài đọc hiểu Đục lỗ).

Học sinh trung bình có thể đạt được từ 4-5 điểm; Học sinh Khá có thể đạt 6-7 điểm và học sinh giỏi đạt 8-9 điểm.

Năm nay, điểm 10 có thể nói là sẽ rất hiếm do trong mỗi mã đề có ít nhất 5 câu hỏi (tương đương với 1 điểm) là những câu khó, đánh đố, dành cho thí sinh có học lực Giỏi.

Đề thi có những câu hỏi manh tính phân loại thí sinh rõ rệt ở phần Trắc nghiệm từ vựng – ngữ Pháp (2 câu); Nối câu (1 câu); Tìm lỗi sai (1 câu) và Đọc hiểu nội dung (1 câu) thông qua phần kiến thức kiểm tra ngữ động từ, thành ngữ, cấu tạo từ, tính từ ghép, câu hỏi suy luận…

Hơn nữa, nội dung bài đọc dài và sự xuất hiện của các từ mới lạ trong đề thi gây ra trở ngại về tâm lý cho các em, dẫn đến việc các em chọn sai đáp án cho 1-2 câu (tức là đánh mất gần 0.5 điểm). Do đó, phổ điểm môn Tiếng Anh dự đoán từ 3.5-5 điểm

Môn Lịch sử: 5 điểm

Thầy Nguyễn Hữu Đạt – Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Võ Thị Sáu, TP. HCM đọc mã đề 306 và thấy có nhiều câu hỏi rất dễ bị nhầm lẫn trong khi thí sinh phải chạy đua với thời gian để giải quyết hết đề thi. Với đề thi và đáp án như năm nay, thí sinh trung bình dễ dàng đạt được 5 điểm.

Môn Địa lý: Đáp án hợp lý

Cô Nguyễn Thị Châu Loan – giáo viên địa lý trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội cho biết, đề thi khó nhưng đáp án rõ ràng, mạch lạc. Các câu nâng cao được đánh giá là rất khó đối với thí sinh không có thế mạnh môn xã hội, nhưng đáp án cũng hợp lý.

Môn GDCD: Đáp án có thể gây tranh cãi

Cô Trần Thị Quyến – giáo viên GDCD, trường THPT Kim Liên, Hà Nội cho rằng,  đề thi có kiến thức cơ bản nhưng có những câu hỏi gần với thực tiễn hơn, những tình huống nội dung gắn với đời sống chính trị, xã hội như phiên họp Quốc hội mới đây…

Tuy nhiên câu hỏi không chặt chẽ, thiếu dữ liệu nên đáp án có thể sẽ gây tranh cãi.

Môn Vật lý: Phổ điểm đẹp

Thầy Đinh Trọng Nghĩa – giáo viên vật lý trường THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi cho biết, đáp án Bộ GD-ĐT công bố phù hợp. Thầy cho rằng phổ điểm sẽ khá đẹp, đó là một tháp hình chuông, đỉnh tháp sẽ gần điểm 5.

Thầy Nghĩa hy vọng đề Vật lý năm sau sẽ kế thừa được đề năm nay và mở rộng thêm các câu hỏi hay về thí nghiệm, về kỹ năng đọc đồ thị, giảm các câu hỏi tính toán phức tạp.

Môn hóa học: Kiếm điểm 9 rất khó

Thầy Trần Hoàng Khánh – giáo viên hóa Trường THPT Bình Sơn, Quảng Ngãi nhận xét đề Hóa có kiến thức rải cả trong chương trình lớp 11, lớp 12 nhưng chủ yếu chương trình cơ bản và có phản ứng hóa học thuộc chương trình nâng cao để phân loại học sinh.

Với đáp án của Bộ, thầy thấy phù hợp. Nhưng phổ điểm khoảng 5 điểm, còn kiếm điểm 9 thì rất khó và rất hiếm cho điểm 10.

Môn Sinh học: Phổ điểm khoảng 6 điểm

Thầy Trần Thanh Thảo – tổ trưởng tổ sinh học trường THPT Bình Sơn, Quảng Ngãi cho biết, đề gồm 40 câu mà trong thời gian 50 phút thì học sinh sẽ không cân được thời gian. Ngoài ra, câu hỏi lựa chọn đúng sai 20 câu trong mỗi mã đề là quá sức.

Theo đáp án, thầy Thảo nghĩ phổ điểm khoảng 6 điểm. Điểm 10 chắc rất hiếm, nếu có thì chắc là học sinh vừa giỏi và vừa may mắn.

Theo VTC

Comments

comments