Với công sức 12 năm đèn sách, điều không một ai mong muốn đó chính là trượt đại học chỉ vì một số những sai lầm mà chúng ta hay chủ quan. Vậy những sai lầm khiến teen 98 trượt đại học là gì?
Mù đề – lí do kinh điển nhất
Mắt sáng ngời nhưng vào phòng thi nhìn thấy đề thi không hiểu gì thì có khác gì người mù… đi thi?
Bạn có thể luyện hàng trăm đề – rất tốt, bạn có thể luyện suốt đêm – càng tốt hơn nhưng sau bao tháng trời ròng rã cày ngày cày đêm luyện đề, ngồi nhắm mắt lại, không thể hình dung được đề thi sẽ có những câu hỏi như thế nào, câu nào, số lượng bao nhiêu là câu hỏi dễ, câu hỏi khó… thì lúc ấy chỉ còn cách ngửa cổ lên trời mà… khóc.
Vấn đề đặt ra ở đây là khi học, khi luyện cần nắm được những kiến thức, những dạng bài trong đề thi hay gặp để tránh tối đa tình trạng nhìn đề mà không hiểu gì – chỉ trừ những câu quá khó, quá lạ dùng để phân hóa học sinh giỏi.
Học rất nhiều nhưng… vẫn trượt
Nguyễn Thị Minh Hiền (THPT Ba Đình – Thanh Hóa) ngậm ngùi chia sẻ: “Cùng một môn, Hiền đăng ký đi học tới 2 lớp học thêm, việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức khiến Hiền lờ đờ với tất cả lý thuyết và công thức, bối rối khi giải bài toán, và bị stress trong đúng ngày thi chính thức, dẫn đến việc trượt Đại học”
Thế mới thấy, không phải cứ đâm đầu vào học thật nhiều là sẽ thu được kết quả như mong muốn, việc học tập phải có phương pháp, kế hoạch phù hợp với năng lực và sức khỏe của bản thân.
Chuẩn bị chưa tốt – lại đổ thừa cho học tài thi phận
Quên máy tính, quên bút, hay thậm chí bị sốt đúng ngày đi thi… là những lí do hết sức “củ chuối” khiến teen trượt đại học.
Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh và số phận vì tất cả đều do chuẩn bị chưa tốt mà ra. Chỉ cần dành ra một vài ngày để chuẩn bị tươm tất mọi dụng cụ cần thiết cho kì thi hay đảm bảo ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí chăm lo cho sức khỏe thì hoàn toàn không có chuyện quên hay ốm.
Đặt mục tiêu quá cao
Mục tiêu đúng đắn, phù hợp sẽ định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện. Các bạn hãy tự đặt cho mình câu hỏi liệu số điểm mà bản thân kì vọng ở mỗi môn thi đã phù hợp với năng lực bản thân hay chưa? Khả năng đỗ ngôi trường này là bao nhiêu?
Mục tiêu nhất quán và được duy trì trong cả quá trình sẽ giúp ích cho các bạn, nhưng đôi khi bạn cũng cần điều chỉnh các mục tiêu để gia tăng tính khả thi bởi trượt đại học là điều không ai trong số chúng ta mong muốn.
Không nắm vững quy chế tuyển sinh
Quy chế tuyển sinh liên tục thay đổi trong những năm vừa qua và việc không hiểu rõ những quy định tuyển sinh của từng trường, đặc biệt là nhóm trường Công an, Quân đội sẽ dẫn đến các trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc. Đây là sai lầm diễn ra sau khi kì thi đã hoàn tất nhưng cũng là sai lầm khiến các bạn phải buồn bã vì đã gần cán đích nhưng sau cùng vẫn trượt đại học.
Lười nốt hôm nay thôi, từ mai mình sẽ…
Chỉ cần vài ba lần tự nhủ “từ mai mình sẽ…” thôi thì thôi rồi đấy, tỉnh dậy lên đường đi thi đi! Thời gian chẳng chờ đợi một ai đâu và cũng đừng nằm mơ bắt con tưởng bở rằng đề sẽ ra vào những phần mình đã biết rồi.
Việc dồn kiến thức tồn đọng lại học trong một thời gian ngắn sẽ chẳng khác gì chú thỏ trong câu chuyện năm nào, “vắt chân lên cổ” chạy chỉ vì mải chơi, cậy mình chạy nhanh để rồi về đích sau bác rùa chăm chỉ, cần mẫn chạy liên tục đó!
Teen 99 à, đừng trượt lên “vỏ chuối” như nhiều teen 98 đã gặp phải nhé, để phòng và tránh tất cả những điều ở trên, hãy nghiên cứu kỹ những giải pháp giúp tỉnh táo vượt vũ môn:
– Hệ thống hóa kiến thức theo từng đơn vị, từng chuyên đề, tránh tính trạng đọc đề mà không biết mình đang đọc gì.
– Trang bị tất tần tật các phương pháp “thần thánh” giải quyết nhanh, gọn linh hoạt từ một đến nhiều dạng bài.
– Tránh tối đa các lỗi sai, các bẫy thường gặp khi làm bài thi
– Gia tăng kiến thức, kỹ năng làm bài nhắm chắc mục tiêu điểm 8 trở lên.