Khối C (Văn, Sử, Địa) có thể học những ngành nào, ở trường nào và sau khi tốt nghiệp có thể làm nghề gì là thắc mắc chung của đa số thí sinh khi làm hồ sơ đăng ký dự thi đại học.
Sau đây là danh sách các ngành học và mã ngành sẽ tuyển sinh theo khối C
Tên ngành/nhóm ngành | Mã |
Tâm lý học | D310401 |
Khoa học quản lí | D340401 |
Xã hội học | D310301 |
Triết học | D220301 |
Chính trị học | D310201 |
Công tác xã hội | D760101 |
Văn học | D220330 |
Ngôn ngữ học | D220320 |
Lịch sử | D220310 |
Báo chí | D320101 |
Thông tin học | D320201 |
Lưu trữ học | D320303 |
Đông phương học | D220213 |
Quốc tế học | D220212 |
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành | D340103 |
Hán Nôm | D220104 |
Nhân học | D310302 |
Việt Nam học | D220113 |
Quan hệ công chúng | D360708 |
Các Trường đại học, học viện TOP 1 đào tạo khối C khu vực miền Bắc (căn cứ theo điểm đầu vào hàng năm)
Những trường đại học đào tạo khối C miền Nam?
Về cơ bản, các ngành thuộc khối khoa học xã hội có chung một nền tảng giống nhau, chỉ khác một phần rất nhỏ về chuyên ngành. Chính vì vậy, việc làm trái ngành cũng không gây khó khăn cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp. Một số khối ngành hiện đang nhận được sự quan tâm của cả thí sinh và thị trường lao động:
Ngành Sư phạm
Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là “thầy”, “phạm” là khuôn thước, mẫu mực. Như vậy, theo cách hiểu giản dị nhất, “sư phạm” có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.
Cùng chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số trường lớp ở nước ta không ngừng tăng trong tháng năm qua dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên lớn. Hiện nay, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do số lượng người theo học ngành này thường đông nên cạnh tranh tuyển dụng khá gay gắt.
Tốt nghiệp ngành sư phạm, sinh viên có thể làm việc tại:
– Hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước.
– Các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.
– Các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…
Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm. Với phái nữ, đây là một trong những sự lựa chọn được ưu ái nhất bởi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, ít va chạm với những bon chen của xã hội.
Ngành Báo chí
Báo chí là ngành dung hòa được nhiều ngành nghề khác. Có nhiều nhà báo thành công không từng trải qua đào tạo chuyên ngành.. Nghề báo rất đa dạng, có 4 mảng là chính là : báo in, báo mạng, truyền hình và phát thanh… phản ánh mọi mặt của xã hội. Do đó đòi hỏi người học phải có nhiều kỹ năng như: say mê, đồng cảm và tỉnh táo. Tuy nhiên dù có đa dạng đến đâu thì người học cũng phải đáp ứng được tiêu chí là phản ánh được xã hội.
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Báo chí
Các cử nhân ngành Báo chí có khả năng :
-Thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng tin, đài phát thanh, đài truyền hình,
-Làm cán bộ nghiên cứu-giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng,
-Làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lí thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lí luận và kĩ năng nghiệp vụ báo chí,
-Làm chuyên viên tại các công ty truyền thông, làm nhân viên truyền thông, quan hệ công chúng (PR)…
Các cử nhân Báo chí còn có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội, các công ty, tổ hợp, tập đoàn, doanh nghiệp kinh tế, thương mại, dịch vụ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…
Ngành Ngôn ngữ học
Ngôn ngữ học không đơn giản chỉ là học ngôn ngữ. Ngôn ngữ học mang tới cho bạn kiến thức lí thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người nói chung và Tiếng Việt yêu quý của chúng ta nói riêng. Giá trị đó khiến ngành ngôn ngữ học trở nên gần gũi và hữu dụng với thực tiễn nhưng cũng rất thú vị và mới mẻ khi khám phá.
Đặc biệt, Việt Nam đang trên con đường hội nhập với thế giới, nhu cầu học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng lên, trong khi số lượng giáo viên dạy tiếng Việt hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của người học. Thực tế đó mở ra cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên Ngôn ngữ học yêu nghề sư phạm.
Sinh viên học ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có thể làm được rất nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là các công việc:
– Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học và Việt ngữ học.
– Dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài.
– Dạy văn học và tiếng Việt ở các trường phổ thông.
– Làm biên tập viên ở các nhà xuất bản; biên tập viên và phóng viên của các cơ quan báo chí, truyền thông.
– Và nhiều công việc khác liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa ở các cơ quan văn hóa, giáo dục, hành chính và doanh nghiệp…