Để có thể làm tốt các bài tập trong đề thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa theo TS. Dương Quang Huấn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hướng dẫn các thí sinh cách phân tích, tính toán cho học sinh đạt hiệu quả hơn khi làm bài tập.
Bài 1 (trích đề khối B-2013): Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4loãng dư, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 36. B. 20. C. 18. D. 24. Phân tích: – Thí nghiệm 1: X hết, H2SO4 dư. Thí nghiệm 2: Y hết, NaOH dư. Thí nghiệm 3: Z phản ứng hoàn toàn. – Không cần viết phương trình phản ứng mà chỉ cần xác định + Dung dịch Y gồm FeSO4, MgSO4 và H2SO4 dư. + Kết tủa Z gồm Fe(OH)2 và Mg(OH)2. + Chất rắn gồm Fe2O3 và MgO (do nung trong không khí nên thu được sắt (III)). Tính toán: Dùng định luật bảo toàn nguyên tố áp dụng cho Fe và Mg (trước thí nghiệm đầu tiên và sau thí nghiệm cuối cùng): n_(Fe_2 O_3 )=1/2 n_Fe=0,1 (mol); n_MgO=n_Mg=0,1(mol) → mchấtrắn = 160.0,1 + 40.0,4 = 20 (gam) → Đáp án B. Bài 2 (trích đề thi khối A-2008): Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là A. 1,04 gam. B. 1,64 gam. C. 1,32 gam. D. 1,20 gam. Phân tích: – Thí nghiệm 1: Có thể xảy ra không hoàn toàn vì có cụm từ “một thời gian” nên Y chứa tối đa 4 chất. Thí nghiệm 2: Chất nào trong Y phản ứng với dung dịch brom thì sẽ hết vì brom dư. – Không cần viết phương trình phản ứng vì nếu viết thì phải có 2 phản ứng ở thí nghiệm 1 và 2 phản ứng ở thí nghiệm 2. Khi đó tính toán sẽ khó khăn hơn. Tính toán: mdung dịch brom tăng = mY vào – mZ ra Ở thí nghiệm 1: mY = mX → mdung dịch brom tăng = (26.0,06 + 2.0,04) – 32.0,5.0,02 = 1,32 (gam) → Đáp án C. Bài 3 (trích đề thi khối B-2010):Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 và FeO. Hoà tan hoàn toàn 22 gam X bằng dung dịch HCl (dư), sau phản ứng thu được dung dịch chứa 42,625 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO (dư), cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2(dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 76,755. B.78,875. C. 147,750. D. 73,875. Phân tích: – Thí nghiệm 1: X hết vì HCl dư, thí nghiệm 2: X hết vì CO dư, thí nghiệm 3: CO2 hết vì Ba(OH)2 dư. – Thí nghiệm 1 xảy ra phản ứng trao đổi và thay O^(2-)bằngCl^- nên sẽ dùng định luật bảo toàn điện tích. – Thí nghiệm 3 sẽ dùng định luật bảo toàn nguyên tố cacbon. – Theo các phân tích trên thì không cần viết phương trình phản ứng vì nếu viết thì bài này cần có 7 phương trình phản ứng. Tính toán: Đặt số mol O^(2-)trong X là a (mol) → số mol Cl^- trong muối là 2a (mol) Thí nghiệm 1: mmuối – mX = 35,5.2a – 16.a = 42,625 – 22 → a = 0,375 Thí nghiệm 2 và 3: Do CO + O^(2-)→ CO2 + 2e 〖Nên n〗_(BaCO_3 )=n_(CO_2 )=n_CO=n_(O^(2-) )= 0,375 (mol) → m_(BaCO_3 )= 197.0,375 = 73,875 (gam) → Đáp án D. Bài 4 (trích đề thi khôi A-2011):Hoà tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4vào dung dịch H2SO4loãng, rất dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO40,1M. Giá trị của m là A. 0,96. B. 0,64. C. 3,2. D. 1,24. Phân tích: – Thí nghiệm 1: Hỗn hợp hết vì H2SO4 dư. Tuy nhiên, ta chưa biết muối sắt thu được là sắt (II) hay cả sắt (III) vì chưa biết số mol Cu. Thí nghiệm 2: X và KMnO4 đều hết vì có cụm từ “vừa đủ”. – Bài này có hai thí nghiệm ở dạng chuỗi nên gộp 2 thí nghiệm thành 1 thí nghiệm như sau: Hỗn hợp đầu + dung dịch H2SO4 dư + dung dịch KMnO4→ Dung dịch chứa CuSO4, Fe2(SO4)3, K2SO4, MnSO4 và H2SO4 dư. – KMnO4 trong trong môi trường axit là chất oxi hoá mạnh nên sẽ đưa sắt lên số oxi hoá +3, còn Mn chuyển về số oxi hoá +2. Vì vậy, không cần viết phương trình phản ứng mà dùng công thức của định luật bảo toàn electron cho thí nghiệm gộp. Tính toán: Dùng công thức của định luật bảo toàn electron cho thí nghiệm gộp như sau: 〖2n〗_Cu+n_(Fe_3 O_4 )=〖5n〗_(KMnO_4 )→ n_Cu=〖〖1/2(5n〗_(KMnO_4 )-n〗_(Fe_3 O_4 ))=0,015 (mol) → m = 64.0,015 = 0,96 (gam) → Đáp án A. Bài 5: Chia 29,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,568 lít khí N2 duy nhất (đktc). Phần 2 tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được y gam hỗn hợp 4 oxit. Giá trị của y là A. 20,5. B. 35,4. C. 26,1. D. 41,0. Phân tích: – Cả hai thí nghiệm, X đều phản ứng hết vì có cụm từ “hoàn toàn”. – Hai thí nghiệm này độc lập, thoả mãn cả 2 điều kiện của kiểu 3 (mục 2.d) nên có thể dùng công thức tương ứng trong mục 2.d. Số mol electron ở thí nghiệm 1 tính theo sản phẩm là N2, còn số mol electron ở thí nghiệm 2 tính theo chất tham gia là O2. – Không cần viết phương trình phản ứng vì nếu viết thì ở mỗi thí nghiệm có tới 4 phản ứng. Tính toán: Ta có: ne thí nghiệm 1 = ne thí nghiệm 2→〖 10n〗_(N_2 )=4n_(O_2 )→n_(O_2 )=0,175 (mol) Ở thí nghiệm 2, dùng định luật bảo toàn khối lượng: y=m_(phần 2) + m_(O_2 ) = 29,8/2+ 32.0,175 = 20,5(gam) → Đáp án A. Với cách phân tích và tính toán được trình bày ở trên thì việc giải bài tập hóa học sẽ rất nhanh, chính xác và đảm bảo được yêu cầu về thời gian của một đề thi trắc nghiệm. |