Học viên âm nhạc Quốc gia Việt Nam mới đây đã công bố phương án và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016. Theo đó năm nay trường dự kiến tuyển 150 chỉ tiêu cho 8 ngành đào tạo.
1. Đối tượng tuyển sinh2. Phương thức tuyển sinh
Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, trong đó có xét tuyển thẳng.
2.1. Khối thi, các môn thi và môn xét tuyển
a) Học viện âm nhạc QGVN tuyển sinh theo khối năng khiếu (khối N).
b) Chỉ t%9 Chỉ tổ chức thi tuyển : Môn KT cơ sở và Môn cơ bản (mục 2.2.3.), xét tuyển môn Ngữ văn.
2.2. Xét tuyển thẳng:
a) Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT đối với các thí sinh đã đoạt giải thưởng tại cac cuộc thi âm nhạc Quốc tế. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thủ tục xét tuyển theo quy chế của bộ GD&ĐT.
b) Áp dụng tuyển thẳng đối với các thí sinh tốt nghiệp hệ TCCN tại Học viện ANQGVN, trong đó: ngành Piano điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.5 điểm trở lên; Tất cả các ngành còn lại điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9 điểm trở lên. Điểm tốt nghiệp các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc bao gồm: Lý thuyết âm nhạc, Hoà âm, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký xướng âm, Piano cơ bản (LSC) từ 7 điểm trở lên.
c) Các trường hợp có nguyện vọng xét thủ khoa thì không áp dụng xét tuyển thẳng mà phải tham gia thi tuyển theo đúng quy định.
2.3. Các môn thi tuyển:
2.3.1. Môn KT cơ sở: Chuyên môn chính.
2.3.2. Môn cơ bản (Kiến thức âm nhạc và Ghi âm) bao gồm các phần: Piano cơ bản (đối với các Chuyên ngành Âm nhạc học; Sáng tác và Chỉ huy), Phân tích Hoà âm; Hình thức âm nhạc và Ghi âm (áp dụng cho tất cả các Chuyên ngành).
Các môn thi cụ thể cho các ngành:
STT | Tên ngành | Môn thi |
1 | Âm nhạc học | 1. Môn cơ sở: Chuyên ngành( viết tiểu luận).
2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
2 | Sáng tác âm nhạc | 1. Môn cơ sở: Viết sáng tác
2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
3 | Chỉ huy
(02 Chuyên ngành) |
1. Môn cơ sở: Chỉ huy
2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
4 | Thanh nhạc | 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Thanh nhạc
2. Môn cơ bản:KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
5 | Piano | 1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano
2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
6 | Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
(16 Chuyên ngành) |
1. Môn cơ sở:– Biểu diễn nhạc cụ
2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
7 | Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
(07 Chuyên ngành) |
1. Môn cơ sở:– Biểu diễn nhạc cụ
2. Môn cơ bản KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
8 | Nhạc Jazz(06 Chuyên ngành) | 1. Môn cơ sở:– Biểu diễn nhạc cụ
2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm). |
2.4. Xét tuyển môn Ngữ văn: Xét tuyển dựa trên một trong các kết quả sau:
a) Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT.
b) Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN.
c) Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.
Lưu ý: Thí sinh bắt buộc phải chọn và đăng ký một trong 3 hình thức xét tuyển trên.
2.5. Dự kiến điểm trúng tuyển và cách tính điểm:
2.5.1. Điểm trúng tuyển:
a) Điểm Chuyên ngành: từ 8 điểm trở lên.
b) Điểm Kiến thức âm nhạc tổng hợp và Ghi âm: từ 5 điểm trở lên.
2.5.2. Cách tính điểm:
a) Điểm Chuyên ngành: Hội đồng chấm điểm độc lập và lấy điểm trung bình chung.
b) Điểm Kiến thức âm nhạc tổng hợp và Ghi âm: tính tổng điểm (không có thành phần bị điểm liệt).
Không tổ chức thi sơ tuyển.
2.6. Phương thức đăng kí dự thi
* Hồ sơ bắt buộc gồm:
– Phiếu đăng ký dự thi đại học năm 2016 (theo mẫu).
– Bản sao có công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc THBT đối với các thí sinh tốt nghiệp từ năm 2015 trở về trước.
– Bằng Trung cấp âm nhạc hoặc giấy chøng nhËn tr×nh ®é t¬ng ®¬ng(nếu có).
– Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2016 (Dự kiến ngày nộp: ngày 20/7/2016, thí sinh không nộp sẽ không được công nhận kết quả thi tuyển).
– Hồ sơ chứng nhận ưu tiên (nếu có).
– 2 ảnh chân dung mới cỡ 3 x 4.
– 2 phong bì, ghi địa chỉ nơi nhận.
* Lưu ý: Đối với thí sinh lựa chọn và đăng ký xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào điểm trung bình chung trong học bạ hoặc 3 năm học cuối của hệ TCCN. Ngoài hồ sơ bắt buộc nêu trên phải nộp bản sao có công chứng học bạ THPT hoặc Bảng điểm môn ngữ văn 3 năm học cuối hệ TCCN.
* Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ (dự kiến):
– Thời gian: Từ ngày 11/4/2016 đến hết ngày 10/6/2016.
– Địa điểm: Văn phòng tuyển sinh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
số 77, phố Hào Nam, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Phương thức:
– Nộp trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh Học viện ANQG Việt Nam.
– Gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện về: Văn phòng tuyển sinh – Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, số 77, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.
2.7. Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
* Hình thức nộp lệ phí thi có 2 hình thức:
– Trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
– Chuyển khoản: Số tài khoản 12810000026529 tại ngân hàng BIDV chi nhánh Chương Dương. Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.
Lưu ý: Không sử dụng hình thức nộp lệ phí thi: chuyển tiền qua Bưu điện.
2.8. Chỉ tiêu đăng ký: 150
3. Ưu điểm của phương án tuyển sinh
Việc tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa (thông qua kết quả học tập ở phổ thông) và có năng khiếu (thông qua thi tuyển các môn năng khiếu) phù hợp với các chuyên ngành đặc thù của Học viện.
– Phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.
– Học viện được chủ động về thời gian tuyển sinh, tạo điều kiện để thí sinh có thể thi vào các trường đại học khác.
– Học viện có điều kiện tuyển chọn chất lượng đầu vào tốt hơn do xét tuyển môn Ngữ văn, thí sinh có thời gian chuẩn bị nhiều hơn cho việc thi các môn năng khiếu.
Nguồn: Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam